10 kỹ năng mềm các nhà tuyển dụng tìm kiếm

Trong một khảo sát gần đây bởi CareerBuilder, thì có tới 77% các nhà tuyển dụng cho biết họ đang tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng mềm, và có 16 % số người được hỏi coi kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm liên quan đến cách các nhân viên giao tiếp và ứng xử với nhau. Một nghiên cứu bởi Millennial Branding năm 2014 cho rằng những nhà tuyển dụng quan nhất các phẩm chất có sau của ứng viên mà họ mong muốn tìm kiếm: kỹ năng giao tiếp, một thái độ tích cực và khả năng làm việc theo nhóm, tất cả những điều kể trên đều thuộc nhóm kỹ năng mềm hay nói cách khác là sự ứng biến tuyệt vời trong cảm xúc.

Mặt khác, kỹ năng cứng là khả năng có thể huấn luyện và đào tạo bài bản được, chẳng hạn sự thành thạo về ngoại ngữ hoặc các chương trình máy tính. Trong khi kỹ năng cứng có thể được phát triển trong công việc, nhân viên nên tìm kiếm một môi trường làm việc giúp nâng cao được kỹ năng mềm. Sự thành công chung của một công ty có thể bị ảnh hưởng nếu có nhiều nhân viên thiếu các kỹ năng mềm cơ bản.

Theo CareerBuilder và Millennial Branding, các kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm bao gồm

1. Đáng tin cậy

ky-nang-mem-3

Người chủ doanh nghiệp luôn đánh giá cao người nhân viên có thể đáp ứng tốt các công việc được giao. Thật tuyệt vời khi nhân viên luôn gương mẫu tới làm đứng giờ và mang lại kết quả tốt trong công việc được giao.

Trong quá trình phỏng vấn, người tuyển dụng nên tìm ra được cách làm việc của ứng viên. Một nhân viên có uy tín và đáng tin cậy là người luôn đáp ứng được thời hạn công việc được giao, tập trung vào công việc và khả năng làm việc nhóm tốt.

2. Nỗ lực

Dù người nhân viên làm ở vị trí nào thì người chủ doanh nghiệp cũng mong muốn rằng trong một số trường hợp, họ phải ứng biến tốt với ban quản lý, đồng nghiệp, và khách hàng.

Chẳng hạn, một người chuyên thiết kế đồ họa nhận được email từ trưởng bộ phận marketing thông báo về một khách hàng mới. Mặc dù nhân viên thiết kế đồ họa này không phải là người thành thạo về giao tiếp nhưng người này phải có khả năng tác động tích cực tạo ra các ý tưởng về thương hiệu để thuyết phục người khách hàng mới

3. Giải quyết vấn đề

Ở các doanh nghiệp có nhịp độ phát triển mạnh, các nhân viên giỏi phải là người biết phân tích tư duy và giải quyết các vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.

Trong lúc phỏng vấn tìm ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng nên đưa ra các câu hỏi về các thời điểm ứng viên đã từng vượt qua khó khăn trong công việc như thế nào. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề, và đối mặt với những trở ngại trong công việc của ứng viên.

4. Khả năng hỗ trợ cho đồng nghiệp

Theo báo cáo của Millennial Branding, 92% người chủ doanh nghiệp đánh giá cao kỹ năng làm việc theo nhóm . Nhân viên giỏi là những cá nhân sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp và hỗ trợ cho họ trong quá trình làm việc.

Hãy thông báo với một nhóm dự án rằng có một nhân viên mới vào nhóm. Người nhân viên mới này có thể không có định hình về mọi việc đang diễn ra. Tuy nhiên, trong trường hợp này những nhân viên cũ trong dự án sẽ đứng ra hướng dẫn và chỉ bảo cho người mới thông qua các dự án sắp tới.

5. Phù hợp với văn hóa công ty

The khảo sát của Millennial Branding, 43% nhà tuyển dụng muốn thuê nhân viên là người biết thích ứng với văn hóa của công ty.

Sự phù hợp về văn hóa đề cập tới việc quan điểm và cách hành xử của nhân viên tương ứng với người chủ của họ. Nếu người chủ doanh nghiệp muốn thiết lập môi trường làm việc phải cân bằng giữa công việc và vui chơi, thì quản lý nhân sự cũng phải tìm được những ứng viên thích và đáp ứng những quan điểm này.

6. Bày tỏ ý kiến và tiếp thu phản hồi

ky-nang-mem-2

Các nhân viên tự tin vào ý tưởng của mình và vui vẻ đón nhận các phản hồi luông có những vai trò ảnh hưởng nhất định trong môi trường làm việc. Trong một phiên họp, người nhân viên không chỉ chia sẻ ý kiến của mình mà còn tạo hứng thú cho các đồng nghiệp bằng cách đặt các câu hỏi đòi hỏi sự suy nghĩ thấu đáo. Điều này thực sự tạo ra một cuộc thảo luận thú vị, thậm chí tạo tiền đề cho một sự đổi mới.

7. Linh hoạt và tập trung

Thời hạn và các thông báo có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Người nhân viên cần nhanh chóng thích nghi.

8. Tư duy và sáng tạo

ky-nang-mem-2

Cho dù nhân viên có là kế toán hay giám đốc nghệ thuật, sự sáng tạo luôn cần thiết tại nơi làm việc.

Trong khi phỏng vấn tìm ứng viên, nhà tuyển dụng nên hỏi về những lần ứng viên từng được giao các dự án mới. các ứng viên cần nêu được nổi bật các quan điểm và ý kiến sáng tạo của mình để đạt kết quả tốt cho các dự án đó.

9. Phát triển các quy trình làm việc mới

Chủ doanh nghiệp rất hào hứng với các nhân viên có khả năng phân tích các quá trình làm việc và khám phá những cách thức mới để hoàn thành chúng một cách hiệu quả. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian làm việc, mà còn nâng cao thu nhập.

10. Chủ động

Một nhân viên chứng tỏ sự chủ động của mình bằng cách đưa ra một ý tưởng và đưa nó vào hành động.

Sau khi thuê một nhân viên, chủ doanh nghiệp sẽ muốn đánh giá liệu các nhân viên có thể hiện được hết kỹ năng mềm của mình. Một số sản phẩm công nghệ nhân sự được thiết kế để giúp chủ doanh nghiệp phát hiện được những nhân viên có kỹ năng nhất định trong công việc.

Theo entrepreneur.com

Leave a Reply