Module#2: Kỹ thuật giới thiệu bản thân ấn tượng phỏng vấn tiếp viên hàng không

Kết cấu của bài ứng khẩu phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline

Module#2: Kỹ thuật giới thiệu bản thân ấn tượng phỏng vấn tiếp viên hàng không

Ở module#1 bạn đã biết cách gây ấn tượng bằng ngôn ngữ cơ thể để tác động não người phỏng vấn, giúp họ yêu thích bạn trong tiềm thức. Đến module#2, bạn sẽ biết cách giới thiệu bản thân ấn tượng phỏng vấn tiếp viên hàng không để:

  • Tiếp tục gây ấn tượng tích cực
  • Giúp người phỏng vấn hiểu bạn là ai
  • Bạn phù hợp với vị trí tiếp viên hàng không (cabin crew) như thế nào

Nhưng quan niệm sai về giới thiệu bản thân

Giới thiệu bản thân là một kỹ thuật thú vị khi thông qua một đoạn hội thoại mà người phỏng vấn nắm những thông tin cơ bản về bạn. Hơn thế nữa nó còn định hướng xu hướng, phong cách, độ khó của người phỏng vấn. Vì thế để có lợi cho bạn hãy tham khảo một quan điểm sai về giới thiệu bản thân sau đây để tránh những sai lầm không đáng có khi phỏng vấn.

Nói quá nhiều thông tin thừa về cá nhân

Người phỏng vấn dành cho bạn sự quan tâm khoảng 11 giây trước khi họ bắt đầu chán và cho bạn “out”. Đối với những người phỏng vấn chuyên nghiệp với tần suất phỏng vấn quốc tế cao như hãng Emirates Airline thì họ chỉ lắng nghe bạn 3-5 giây. Vì thế đừng nói quá nhiều thông tin thừa. Vậy thế nào là đủ và thừa?

Cấu trúc bài giới thiệu bản thân thường gồm 3 phần:

  • Mở bài: nói về thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa điểm bạn sinh sống
  • Thân bài: nói về quan điểm của bạn về công việc, kinh nghiệm, học vấn hay những thành tựu bạn đạt được
  • Kết bài: nhấn mạnh bạn phù hợp với công việc bạn ứng tuyển như thế nào

Sự thừa thải về thông tin cá nhân thường diễn ra mở phần mở bài. Điều này gây ấn tượng không tốt cho cái nhìn đầu tiên của người phỏng vấn dành cho bạn. Hiển nhiên lịch sự thì họ không nói ra nhưng mọi thứ bắt đầu tệ theo thời gian.

Tôi thường nghe các bạn ứng viên nói như sau:

Tôi tên là ABC. Tôi sinh ngày XX tháng YY năm ZZZZ. Tôi sinh ra và lớn lên từ HCMC.

Bạn có thấy quá dài không! (phần in đậm) Ở góc nhìn nhà tuyển dụng thì họ sẵn sàng kiên nhẫn để nghe bạn nói khi và chỉ khi họ thích bạn (từ trong tiềm thức). Còn ban đầu mà ngân nga dài lê thê thông tin thì sẽ ảnh hưởng rất tệ đến phân thân bài và kết vốn quyết định bạn có đi tiếp hay không.

Đưa thông tin gia thế nhà bạn quá nhiều

Một sai lầm tiếp theo là cung cấp quá nhiều thông tin gia thế, gia đình bạn, điều mà vốn dĩ người phỏng vấn không muốn nghe. Thói quen nói ra điều này xuất phát từ cách giới thiệu bản thân bằng tiếng anh khi bạn học các lớp vỡ lòng và nó ăn sâu vào trong tiềm thức bạn đến nỗi bạn không còn phân biệt đâu là bài tập thực hành tiếng anh bằng giới thiệu bản thân và một bài giới thiệu bản thân chuẩn trong phỏng vấn.

Có vẻ như bạn đang trục lợi từ công việc tiếp viên hàng không

Công việc tiếp viên hàng không hấp dẫn ứng viên vì phúc lợi và trải nghiệm tuyệt vời như:

  • Lương cao >2.500$ đối với Emirates Airline
  • Đi du lịch nhiều nước trên thế giới (điều mà cả đời nếu không làm cabin crew chắc bạn cũng không thực hiện được)

Nhưng nếu đặt bạn là người phỏng vấn và ứng viên nói với bạn rằng họ thích làm việc vì được trả lương cao và đi du lịch đó đây nhiều nhưng họ chưa đề cập họ làm việc chuyên nghiệp ra sao hay ít ra sẽ đóng góp gì ho hãng. Liệu bạn có muốn nhận họ không? Tất nhiên gần như là KHÔNG

Vậy đừng làm cho người phỏng vấn hiểu nhầm có vẻ như bạn đang trục lợi hãng thông qua họ.

Giới thiệu bản thân chỉ một phong cách duy nhất

Bạn kiếm đâu đó trên website hoặc nguồn nào về phong cách phỏng vấn và nghĩ rằng đó là phong cách chuẩn hoặc duy nhất. Hãy nghĩ lại, giới thiệu bản thân có muôn vàn cách nói miễn sao thoả mãn người phỏng vấn:

  • Hiểu bạn
  • Yêu thích bạn
  • Cung cấp nguồn lực cho bạn (qua vòng, đậu phỏng vấn)

Hãy sáng tạo những phong cách khác nhau trong giới thiệu và hãy nghĩ bản thân mình có 1001 điều tuyệt vời vậy tại sao chỉ có 1 cách giới thiệu duy nhất nhỉ

Bạn chỉ là ứng viên xoàng hạng thấp

Điều này xảy ra khi bạn:

  • Rơi vào trạng thái không biết nói gì
  • Giới thiệu chung chung một cách sơ xài về bản thân kiểu nhớ gì nói đấy
  • Không có một điểm nhấn hay giá trị nào đáng để người phỏng vấn xem xét

Thành ra bị hiểu nhầm là ứng viên xoàng hạng thấp. Bạn có thể nhận ra điều này khi người phỏng vấn đặt câu hỏi thứ 2. Nếu họ KHÔNG hài lòng những gì bạn giới thiệu thì câu tiếp theo sẽ:

  • Cứu vớt đời bạn bằng câu hỏi mở để bạn có đất diễn
  • Vùi lấp đời bạn bằng câu hỏi éo le khó đỡ để nhanh chóng kết thúc buổi phỏng vấn.

Tôi không chắc điều này sẽ xảy ra với bạn nhưng tôi chắc rằng điều này xảy ra khá thường xuyên vì tôi thống kê lại nhưng lần mà ứng viên bị làm khó bởi trước đó giới thiệu bản thân khá tệ. Lý do là người phỏng vấn phân vân không biết bạn có thực sự là ứng viên hạng thấp hay không vì bạn chỉ giới thiệu như bạn là nhóm đáy của tháp nhu cầu. Họ sẽ nghĩ trong đầu:

  • Oh chỉ vậy thôi sao?!
  • Thật là một ứng viên đơn điệu
  • Chả có gì hấp dẫn
  • Sao ứng viên này chỉ quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt và cơ bản thế nhỉ
  • Ứng viên này chỉ quan tâm đến chính họ chứ chẳng quan tâm gì hành khách hay tôi đang nghĩ gì

Và số phận của bạn được định trong câu hỏi thứ 2 dựa và sự nhân đạo của người phỏng vấn. Đừng để chính bạn rơi vào tình huống trớ trêu này. Hãy bức phá và chứng minh bạn là ứng viên tiềm năng thực sự

Cách khắc phục những lỗi sai và tạo ra bài giới thiệu bản thân ấn tượng

Sau đấy là một vài gợi ý của tôi để bạn cải thiện bài giới thiệu bản thân của mình để thành công

Cấu trúc một bài giới thiệu bản thân tuyệt vời

Cấu trúc bài giới thiệu bản thân thường gồm 3 phần:

  • Mở bài: nói về thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa điểm bạn sinh sống VD: Tôi là ABC, XX tuổi, đến từ HCMC. Đừng nói dài hơn
  • Thân bài: nói về quan điểm của bạn về công việc, kinh nghiệm, học vấn hay những thành tựu bạn đạt được. Một cách nói hay hơn nữa là về đam mê và tầm nhìn của bạn về nghề nghiệp đang theo đuổi
  • Kết bài: nhấn mạnh bạn phù hợp với công việc bạn ứng tuyển như thế nào

Một kếu cấu đầy đủ 3 phần sẽ có sức mạnh thuyết phục tốt hơn kiểu bạn thích gì nói ra cái đó. Bên cạnh đó chỉ nên xoay quanh 1 đến 2 luận điểm về thế mạnh hay đam mê… để lát khi kết bạn có đủ thời gian để chốt mà không gây phản cảm khi nói quá dài.

Bản phải chứng minh bản thân ở đỉnh của tháp nhu cầu

thap-nhu-cau-le-thanh-hong-quanTháp nhu cầu do tôi tạo ra là một biến thể đơn giản của tháp nhu cầu Maslow thể hiện sự tương quan giữa ứng viên và nhu cầu của nhóm ứng viên đó.

  • Ứng viên ở đáy tháp rất đông và nhu cầu cơ bản chiếm hữu nhóm này với đặc tính chỉ tập trung thoả mãn nhu cầu cá nhân khi chọn việc như: đồng phục đẹp, văn phòng sang, lương cao, du lịch nhiều nước khắp thế giới. Và bạn thể hiện bạn ở nhóm này thì 100% bạn trượt vì những nhu cầu cơ bản đó hiển nhiên bạn sẽ có được nếu làm việc cho hãng nhưng tại sao phải chọn bạn khi người phỏng vấn chả nhìn thấy tương lai bạn sẽ đóng góp gì cho hãng!
  • Ứng viên ở thân tháp tuy ít hơn nhưng thường hay “khoe” về các thành tích họ đã đạt được trong quá khứ, họ thường đề cao nhu cầu thể hiện cá nhân hơn nhu cầu đóng góp một trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Điều thôi thúc họ là danh vọng và những lời khen hay vị trí, vai trò của họ trong tổ chức đáng giá như thế nào. Tất nhiên khi ở nhóm này, ứng viên đã có tài năng nhưng cách mà họ thể hiện nó khá tiêu cực trong mắt nhà tuyển dụng đến mức: người phỏng vấn ghi nhận tài năng của bạn nhưng cho bạn trúng tuyển thì “để xem đã”.
  • Ứng viên ở đỉnh tháp rất ít nếu không muốn nói là quý và hiếm. Vì sao vậy? Vì họ đề cao việc cung cấp một năng lượng tích cực cho hành khách, khách hàng của hãng hơn tất cả mọi nhu cầu. Sự hài lòng của hành khách là phần thưởng cho họ hơn mọi thứ vất chất và lời khen ngợi. Vì họ biết cách cảm nhận và đo lường một cách chính xác cảm xúc và nhu cầu của hành khách hay xa hơn là bất kỳ ai tiếp xúc với họ. Và mục tiêu lớn nhất của họ là làm người đối diện hài lòng thực sự. Vì nhu cầu này rất cao nên động lực của họ rất mạnh mẽ thể hiện trong lời nói và việc làm. Và người phỏng vấn có thể cảm nhận được đam mê cũng như tầm nhìn của họ như đứng gần một ngọn lửa, ấm áp và lan toả sự tích cực. Chính vì thế người phỏng vấn được chinh phục trong tiềm thức đến nỗi khó mà từ chối họ tham gia đội bay. Đây chính là nhân tố giúp hãng thành công.

Câu chốt của bài giới thiệu bản thân

Thiếu câu chốt là sai lầm căn bản của ứng viên. Đó là thủ thuật để kêu gọi một hành động có lợi cho bạn, ở đây là cho bạn đậu phỏng vấn. Hãy tưởng tượng bạn chứng minh bạn tuyệt vời thế nào nhưng không chốt lại thì người phỏng vấn có thể lung lay niềm tin về bạn. Hãy chốt lại: bạn là người mà họ tìm kiếm vì bạn có thể mang trải nghiệm tuyệt vời đến khách hàng của họ. Win – Win cả 2 phía!

Có rất nhiều phong cách giới thiệu bản thân

Hay tưởng tượng đơn giản thế này nhé, vì bạn có rất nhiều cách khiến cho khách hàng hài lòng trong tiềm thức thì cũng có từng ấy cách nói về bạn. Hay nói xa hơn, có rất nhiều cách để mọi người cảm nhận lửa nhiệt tình tích cực trong bạn và với cách nào thì người phỏng vấn cũng yêu thích trong tiềm thức.

Một điều tuyệt vời khác khi giới thiệu bản thân theo những cách khác nhau:

  • Khiến buổi phỏng vấn không nhàm chán khi người phỏng vấn tìm thấy một ứng viên khác biệt theo hướng tích cực trong cả buổi phỏng vấn toàn ứng viên nhàm chán
  • Chứng tỏ bạn có khả năng ứng viên thông minh với cách đặt về cũ và bạn là ứng viên xứng đáng đấy chứ! Bạn có tiềm năng và tố chất tuyệt vời mà

Hiểu bản chất của ngành dịch vụ và cách mà hãng hàng không kiếm tiền từ khách hàng của họ

Đừng SHOCK vì sự thật là như thế!

Phỏng vấn dù gì cũng là quá trình tuyển chọn những ứng viên phù hợp và hiểu hãng kiếm tiền như thế nào và bạn đóng góp cho họ ra sao! Dù bạn nói lời lẽ bóng bẩy nhưng không hiểu bản chất của cách mà hãng kiếm tiền từ khách hàng của họ thì bạn sẽ không thể thắng được.

Hãng kiếm tiền và rất nhiều tiền khi cả bộ máy hiểu cảm xúc và nhu cầu thực sự của khách hàng. Bản chất dịch vụ là như thế. Và vì bạn là người đại diện cho hãng để thay mặt họ hiểu cảm xúc và như cầu của hành khách, để hành khách cảm thấy đồng tiền mà họ bỏ ra xứng đáng như thế nào trong lần này và những lần bay sau. Vì thế dù bạn giới thiệu gì đi chăng nữa hãng khắc cốt ghi tâm sự thật này và chứng mình bạn phù hợp với vị trí này như thế nào!

Hãy cho người phỏng vấn thấy việc hiểu cảm xúc và nhu cầu của người khác là phản xạ của bạn và bạn trở thành cabin crew cho họ là mắt xích cuối cùng để tất cả thành công!

Diễn biến tâm lý của người phỏng vấn khi nghe bạn giới thiệu bản thân

Như phân tích ở trên, nếu bạn còn không hiểu tâm lý người phỏng vấn thì sao bạn hiểu tâm lý khách hàng được. Họ đang nhập vai là khách hàng để thử thách bạn mà

Từ mất cảm tình đến dò xét và hưng phấn

Hãy luôn duy trì cảm xúc hưng phấn trong bạn để truyền lửa đến cho người phỏng vấn giúp họ hưng phấn trong suốt quá trình phỏng vấn. Thang đo cảm xúc của người phỏng vấn:

  • Mất bình tĩnh
  • Mất cảm tình
  • Dò xét
  • Hưng phấn

Điều dễ hiểu là bạn cần phải giúp họ ở cảm xúc hưng phấn vì nếu tụt lại cảm xúc tiêu cực hơn rất vất vả để thay đổi cục diện. Đa số ứng viên khiến cảm xúc người phỏng vấn ở dò xét, không tệ nếu bạn biết cách đẩy lên hưng phấn nhưng sẽ rất tệ nếu tụt xuống mất cảm tình và OVER nếu mất luôn bình tĩnh.

Tôi từng gặp một trường hợp cười ra nước mắt khi ứng viên hồn nhiên để chiếc Iphone trên bàn bật sẵn chế độ ghi âm. Có lẽ bạn ấy muốn ghi lại để rút kinh nghiệm. Và người phỏng vấn mất bình tĩnh ngay lập tức. OVER!

Ngôn ngữ cơ thể không tốt, không cười tự nhiên và ánh mắt lạc hướng lung tung dễ mất cảm tình

Và không biết giới thiệu bản thân khiến cảm giác dò xét đến ngay

Tổn thương hệ thống niềm tin cá nhân

Khi bản muốn trở thành crew điều tiên quyết là bạn phải thuộc nằm lòng tính cách cơ bản và tuyệt vời của cabin crew. Ví dụ như Emirates Airline là:

• A positive attitude and empathy for others (Một thái độ tích cực và sự đồng cảm với người khác)
• Strong cultural awareness and the ability to adapt to new environments and people (Nhận thức văn hóa mạnh mẽ và khả năng thích ứng với môi trường mới và người dân ở đó)
• Flexibility and the motivation to manage a demanding work schedule (Tính linh hoạt và động lực để quản lý lịch làm việc khắt khe)
• Qualities necessary to live up to the mission and values that Emirates holds in high regard – Professional, Empathetic, Progressive, Visionary, Cosmopolitan(Phẩm chất cần thiết để sống theo sứ mệnh và giá trị mà Emirates coi trọng cao – Chuyên nghiệp, Đồng cảm, Cấp tiến, Tầm nhìn xa, Mang tính quốc tế)

Đây là niềm tin chung cho crew, và ở mỗi người phỏng vấn khác nhau có những niềm tin cá nhân khác nhau, được gọi là hệ thống niềm tin cá nhân. Và chỉ cần bạn lệch ra khỏi hệ thống này thì bạn TIÊU. 

Vâỵ là sao để cảm nhận được hệ thống này. Cách duy nhất là tập luyện để việc cảm nhận hệ thống niềm tin cá nhân của người khác thông qua:

  • Ngôn ngữ cơ thể của họ
  • Cách mà họ đặt câu hỏi

Cách khắc phục

Tham gia khoá huấn luyện tại lớp tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cụ thể cách bạn giới thiệu bản thân đẳng cấp cabin crew

Chương trình huấn luyện kỹ năng phỏng vấn tiếp viên hàng không

Le Thanh Hong Quan (2)

Tôi là

LÊ THÀNH HỒNG QUÂN

chuyên gia huấn luyện kỹ năng phỏng vấn cabin crew với

  • 648 giờ phỏng vấn ứng viên cho hãng Emirates Airline
  • 3240 ứng viên
  • 9 sự kiện Assessment Day của Emirates Airline tại Việt Nam

Tôi đam mê công việc huấn luyện và tôi sẽ giúp bạn thành công

hocngay

Leave a Reply