Jetstar Pacific Airlines thực hư câu chuyện bị xóa sổ?
Vừa qua rộ lên thông tin thương hiệu Jetstar Pacific Airlines Việt Nam sẽ bị “xóa sổ” sau nhiều năm hoạt động dưới mô hình hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam được rất nhiều người quan tâm. Vậy liệu rằng một hãng hàng không tồn tại cũng khá lâu lâu ở thị trường Việt Nam, có vốn hợp thức hóa của nhà nước sẽ thật sự bị giải tán?
Qantas rút lui
Theo thông tin của TBKTSG Online, trong nhiều tháng qua, hai cổ đông lớn nhất của JPA là Vietnam Airlines (chiếm 68,85% vốn) và Qantas Asia Investment Company của Singapore (chiếm 30% vốn) đã tiến hành nhiều cuộc họp bàn để đi đến những quyết định quan trọng cho đợt tái cơ cấu lần 3 của JPA kể từ 15 năm thành lập đến nay. Điều bất ngờ lớn nhất là Qantas Asia đang xúc tiến đến phương án bàn giao lại 30% số cổ phần mà hãng đã mua lại của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) từ năm 2007 cho Vietnam Airlines mà không kèm theo điều kiện về thu hồi phần vốn góp sau 13 năm.
Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa có được sự thống nhất cuối cùng về thời hạn chuyển giao nên tiếp tục bàn. Phía Vietnam Airlines cũng sẽ tiếp tục có những cuộc họp trước khi thống nhất trình phương án tiếp nhận lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (CMSC). Nếu việc chuyển giao lại 30% cổ phần từ đối tác Qantas cho Vietnam Airlines đạt được sự đồng thuận cuối cùng giữa hai bên thì Qantas (Úc), công ty mẹ của Qantas Asia sẽ rút lui hoàn toàn khỏi JPA sau 13 năm góp vốn.
Jetstar Pacific đã từng ở bờ vực bị “xóa sổ”
Theo đại diện của VNA, cuối năm 2011, JPA đứng ngấp nghé bờ vực phá sản khi ngập trong khó khăn, lỗ lũy kế lên tới trên 2.400 tỉ đồng. Vào thời điểm đó, JPA có 7 máy bay với độ tuổi trung bình là 14,7 năm.
Việc thua lỗ kéo dài, thậm chí không có đủ khả năng trả tiền nhiên liệu bay khiến Chính phủ đã tính đến phương án “giải tán” để cắt lỗ và giảm gánh nợ thị trường. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng về việc sáp nhập và nhấn mạnh đây là phương án khả thi nhất nhằm cứu JPA trước bờ vực phá sản.
Để vực JPA dậy, Chính phủ đã giao VNA tiếp nhận nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại JPA, khi đó do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) làm đại diện vốn chủ sở hữu. Theo VNA, việc Chính phủ giao JPA về VNA thực chất vừa là nhiệm vụ chính trị, nhưng cũng phù hợp với chiến lược phát triển của Vietnam Airlines.
Sau khi chuyển về VNA, thông qua các đợt tăng vốn điều lệ cho JPA theo thỏa thuận với cổ đông nước ngoài Qantas (Australia), VNA đã từng bước thực hiện tái cơ cấu toàn diện hãng hàng không này.
Trong đó tập trung trẻ hóa đội bay thông qua việc trả trước hạn toàn bộ máy bay 5 chiếc B737-400 cũ đang khai thác để thay thế sang A320 đem lại hiệu suất cao hơn. Thông qua những bước đi chiến lược này giúp JPA từng bước giảm lỗ, hoạt động có lãi nhẹ 8,4 tỉ đồng vào năm 2014; năm 2015 lãi trên 112 tỉ đồng.
Tiếp đến, khoản lỗ 2.400 tỉ đồng khi tiếp nhận JPA đã được VNA giải quyết theo từng năm, có sự ghi nhận của các đơn vị kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước.
Tính đến cuối năm 2018, quy mô JPA đã được mở rộng hơn với đội bay gồm 15 chiếc A320 (có 150-180 ghế), tuổi trung bình 5,05 tuổi. Hiện Jetstar Pacific đang có mạng bay nội địa phủ kín hầu hết các thành phố, điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế, kết nối với mạng bay của Vietnam Airlines Group, Jetstar Group và Hãng hàng không 5 sao Emirates đến trên 85 điểm đến 18 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Jetstar Pacific Airlines sẽ đi về đâu?
Được biết, hiện phía Qantas đang xúc tiến đến phương án bàn giao lại 30% số cổ phần mà hãng đã mua lại của Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) từ năm 2007 cho Vietnam Airlines mà không kèm theo điều kiện về thu hồi phần vốn góp sau 13 năm. Điều kiện đang được bàn tới là việc rút lui của Qantas sẽ diễn ra nhanh chóng ngay từ 30/6/2020.
Nếu bàn giao, cái tên Jetstar Pacific liệu có tiếp tục còn trên bản đồ bay của Việt Nam hay không?
Tuy nhiên, đến thời điểm hiên tại hai bên vẫn chưa có được sự thống nhất cuối cùng về thời hạn chuyển giao nên tiếp tục bàn. Phía Vietnam Airlines cũng sẽ tiếp tục có những cuộc họp trước khi thống nhất trình phương án tiếp nhận lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (CMSC).
Liên quan đến vấn đề này, đại diện của JPA cho biết, đây là một trong những phương án của JPA trong quá trình phát triển. Mỗi hãng hàng không đều có phương án phát triển sản xuất kinh doanh tốt nhất. Do đó, việc JPA đưa ra những phương án để phát triển là hoạt động bình thường của mỗi doanh nghiệp, trong ngành Hàng không cũng đã có nhiều thương vụ chuyển nhượng để thành lập hãng hàng không lớn hơn. Jetstar Pacific hiện vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ.
Theo các chuyên gia, chuyển giao cổ phần là một trong những hoạt động thường gặp khi thực hiện tái cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Nếu trong trường hợp chỉ còn một cổ đông lớn là Vietnam Airlines, đội tàu bay 15 chiếc đang đi thuê của Jetstar Pacific nhiều khả năng sẽ được trả lại các nhà cung cấp và hoạt động bay có thể do đội tàu bay Airbus A321 của Vietnam Airlines đảm nhận.
Hiện chưa biết, sau khi nhận bàn giao nguyên trạng, Vietnam Airlines sẽ xóa bỏ hay giữ lại thương hiệu JPA, nhưng nhiều khả năng sẽ thay thế tên gọi này bằng một tên gọi mới hoàn toàn, củng cố bộ máy điều hành. Mô hình hoạt động của JPA sau tái cơ cấu đang được bàn đến là: tiếp tục là công ty con của Vietnam Airlines nhưng hoạt động theo mô hình American Eagle, hãng hàng không chi nhánh cho American Airlines. Vietnam Airlines sẽ chi phối toàn bộ hoạt động của hãng sau cải tổ, đặt hàng bằng các hợp đồng chở khách cho công ty mẹ trong thời gian dài. Các quyền lợi của khách hàng đã ký với JPA, ví như mua vé trả trước sẽ được hãng mới kế thừa thực hiện.
Nếu những kế hoạch nêu trên đi đến thống nhất, thị trường hàng không Việt Nam sẽ chứng kiến hãng bay đầu tiên cải tổ mạnh dưới hình thức xóa sổ mô hình cũ để nâng cao hiệu quả hoạt động, ngay sau đại dịch COVID-19.
Trên đây Careerfinder đã trả lời cho bạn câu hỏi Jetstar bị xóa sổ có thực sự hay không! Nếu bạn đam mê và muốn tìm hiểu về ngành hàng không, đặc biệt là nghề tiếp viên hàng không có thể đăng ký học thử với giảng viên của chúng tôi để có được tất cả các kiến thức và format về quá trình thi tuyển của các hãng ở Việt Nam cũng như quốc tế.
Hãy để Careerfinder Vietnam đồng hành và chuẩn bị cùng với các bạn nhé !!!
Buổi học định hướng và chiến thuật thi trúng tuyển
Sau đây là thông tin buổi học định hướng dành cho bạn mới khi thi tuyển tiếp viên hàng không. Buổi học miễn phí và trong 2 tiếng đầy ắp thông tin. Careerfinder cung cấp cho bạn không chỉ kiến thức tổng quan về ngành và còn là chiến thuật phỏng vấn dành riêng cho từng người thông qua việc hạn chế điểm yếu và phát huy điểm mạnh của từng học viên. Từng học viên sẽ được coaching riêng, không ai giống ai và đó thực sự là điều khác biệt căn bản của Careerfinder
Xin chào tôi là Lê Thành Hồng Quân – CEO Careerfinder Vietnam. Chào mừng bạn đến lớp học thử kỹ năng phỏng vấn tiếp viên hàng không hoàn toàn MIỄN PHÍ. Bạn đang tìm hiểu nghề tiếp viên hàng không các hãng:
Nhóm hãng Việt Nam | Nhóm hãng Bắc Á | Nhóm hãng Ả rập |
Vietnam Airlines | Korean Air | Emirates Airline |
Vietjet Air | Asiana Airlines | Etihad Airways |
Jetstar Pacific | T’way Air | Qatar Airways |
Bamboo Airways | Jeju Air | Kuwait Airways |
Vin Pearl Air | Eva Air | |
China Airlines | ||
Singapore Airlines |
Lớp học thử sẽ giúp bạn:
- Hiểu format của hãng mà bạn thi tuyển tiếp viên hàng không:
- Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên
- Chỉ ra mức độ phù hợp của bạn với hãng bạn ứng tuyển
- Giới thiệu phương pháp Think & Talk độc quyền của CEO Lê Thành Hồng Quân giúp bạn cải thiện 90% tỷ lệ trúng tuyển trong lần phỏng vấn đầu tiên
Tôi sẽ cho bạn biết những giám khảo
- Nghĩ gì trong đầu khi phỏng vấn 1 ứng viên
- Bao nhiêu giây thì họ ra quyết định
- Họ muốn gì từ em
- Khi nào nên nói, khi nào nên cười
Vì tôi chính là họ, tôi đã từng là nhà tuyển dụng của Emirates Airline tại Việt Nam 2016 – 2018
Chúng tôi lập trình bạn để chiến thắng, THAM GIA NGAY!
(Nguồn Internet)