Vinpearl Air xuất quân năm 2020
Năm 2019 và năm 2020 sẽ chắc chắn trở thành những năm đáng nhớ nhất của ngành hàng không Việt Nam khi các ông lớn lần lượt tham gia vào ngành công nghiệp tỷ USD này. Sau khi thấy được sự thành công của Bamboo Airways do tập đoàn FLC làm chủ thì Vin Group cũng không muốn trở nên kém cạnh khi tuyên bố rằng Vinpearl Air sẽ xuất quân năm 2020.
Ông Trần Tuấn Linh, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Môi trường, Cục Hàng không Việt Nam, cho biết cơ quan quản lý đang nhận hồ sơ xin cấp phép bay như Vinpearl Air thuộc Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Nếu được chấp thuận, Vinpearl Air của tỷ phú Phạm Nhật Vượng dự kiến sẽ “cất cánh” vào giữa năm 2020.
Vinpearl Air dự kiến bay vào năm tháng 7/2020
Theo báo cáo tài chính gần nhất của Vingroup, công ty con Vinpearl của tỷ phú Phạm Nhật Vượng này đã nắm 80% cổ phần của Vinpearl Air. Do Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ 64,56% tỷ lệ lợi ích tại Vinpearl nên Vingroup gián tiếp nắm giữ 51,65% tỷ lệ lợi ích tại Vinpearl Air.
Ngay sau khi thành lập công ty chuyên kinh doanh vận chuyển hành khách hàng không, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tuyên bố mở trường đào tạo phi công và thợ máy tại Việt Nam.
Doanh nghiệp này cho biết đã thành lập Trường Đào tạo Nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không (VinAviation School) để đào tạo phi công và thợ máy. Mỗi năm, trường này dự kiến đào tạo 400 học viên.
Hiện Vinpearl Air chưa công bố bất kỳ thông tin nào về mô hình hoạt động, dàn nhân sự cũng như kế hoạch mua, thuê máy bay. Tuy nhiên theo quy định hiện hành, số vốn đăng ký 1.300 tỷ đồng đủ để doanh nghiệp khai thác 30 máy bay khai thác cả chặng nội địa và quốc tế.
Để có thể “cất cánh”, theo quy định tại Luật Đầu tư, sau khi nộp đề xuất dự án vận tải hàng không tới Sở KH-ĐT Hà Nội – nơi doanh nghiệp này đăng ký kinh doanh, nếu Sở này đồng thuận sẽ tiếp tục đưa lên Bộ KH-ĐT xem xét, thẩm định trước khi trình Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư dự án.
Sau bước này, Vinpearl Air sẽ tiếp tục phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không tới Cục Hàng không VN.
Ngay cả khi có được giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Vinpearl Air vẫn sẽ cần có thêm chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC) và triển khai các công tác cụ thể liên quan đến đảm bảo an toàn, an ninh, chất lượng dịch vụ.
” Có càng nhiều ông lớn tham gia vào ngành hàng không, có càng nhiều hãng hàng không được mở ra đều là những cơ hội một không hai dành cho các ứng viên muố n tham gia trở thành những TVHK tiềm năng trong tương lai”