Tầm quan trọng khi phát triển mục tiêu và mục đích rõ ràng
Công việc của bạn nói riêng và cuộc đời của bạn nói chung như một con thuyền đi trên biển. Cần phải có định hướng rõ ràng để đến đích. Và sự định hướng đó chính là mục tiêu và mục đích mà bạn chọn. Sự thành công của bạn phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn này. Quay lại quá khứ một chút, thông thường bạn có 3 mốc để định hướng mục tiêu:
- Lựa chọn ngành nghề khi tốt nghiệp phổ thông, chọn trường đại học, cao đẳng hay nghề
- Lựa chọn công ty đi làm
- Xác định lại lĩnh vực mà bạn theo đuổi đến cùng
Theo lẽ thường bạn sẽ thành công rực rỡ nếu cả 3 mốc đều cùng một mục tiêu rõ ràng. Tuy nhiên nếu bạn đã từng chọn sai mục tiêu thì việc cần làm ngay là chọn lại cho đúng. Nếu không sẽ đến một ngày bạn sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi tiến trên mục tiêu đã chọn cũng không được vì nó không phù hợp mà lùi để chọn lại cũng không kịp nữa rồi. Như vậy, bên cạnh kỹ năng ra quyết định, kỹ năng chọn mục tiêu mục đích để phát triển cũng quan trọng không kém.
Những sai lầm khi chọn mục tiêu và mục đích
Sai lầm nghiêm trọng nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất nhưng lại bị xem thường nhất là ở mốc đầu tiên khi các bạn học sinh tốt nghiệp cấp 3 và bắt đầu chọn trường đại học, cao đẳng, nghề cho mình. Theo logic thì bạn sẽ chọn theo đam mê, sở thích, hay đâu đó cũng có bạn bị chi phối bởi gia đình, bạn bè, dư luận khiến quyết đinh của bạn bị sai lệch. Chính xác bạn cần chọn lĩnh vực theo nhóm tính cách của bạn. Tham khảo bài test nhóm tính cách theo chuẩn MBTI để biết mình thuộc nhóm nào. Sau đó mới xem xét lĩnh vực bạn đam mê có phù hợp với tính cách của bạn hay không.
Kế đến, bạn cần biết một sự thật rằng đại học, cao đẳng hay nghề chỉ cung cấp kiến thức cứng có giới hạn và sẽ lạc hậu. Đa số sinh viên không nhận ra điều này và cố dồn hết sức học ngốn khối kiến thức khổng lồ nhưng sẽ lạc hậu nhanh chóng đó. Và sau đó các bạn mới phát hiện ra khi đã quá muộn rằng mình đã lãng phí thời gian cho thứ quan trọng thứ 2. Vậy thứ quan trọng bậc nhất là gì? Đó chính là kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm chính là chìa khoá để sử dụng khối kiến thức đó vào việc gì, với ai, ở đâu, thời điểm nào và như thế nào.
Hãy nhớ lại các vĩ nhân như Bill Gates (CEO Microsoft), Steve Jobs (CEO Apple) hay Mark Zuckerberg (CEO facebook). Họ cũng như ta nhưng họ phát hiện ra rằng kiến thức họ cần ở WWW, kho kiến thức của nhân loại và khi cần kiến thức nào họ sẽ truy xuất chúng ra dễ dàng. Họ chỉ đã làm một việc họ giỏi nhất là dùng chính xác kiến thức nào cho việc gì, với ai, ở đâu và khi nào. Nói cách khác kỹ năng mềm của họ rất tốt.
Sai lầm phổ biến thứ 2 là chọn sai công ty. Tôi biết gánh nặng cơm áo gạo tiền ở xã hội hiện đại rất to lớn và sự cạnh tranh thì rất khốc liệt. Nhưng cũng đừng vì lý do đó mà chọn sai công ty trái với mục tiêu bạn lựa chọn ban đầu. Có thể làm trái ngành chỉ là nước đi chiến thuật để bạn có đủ nguồn lực để thực hiện mục tiêu. Nhưng hãy nhớ đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào mục tiêu bạn chọn
Sai lầm kinh điển, xác định lại lĩnh vực mà bạn sẽ theo đuổi đến cùng. Thực tế tôi thuộc nhóm này và tôi rất hi vọng các bạn không nhận ra sai lầm chậm như tôi.
Tôi chọn trường Đại học Mở TPHCM khoa công nghệ sinh học (trước đó tôi thích công nghệ thông tin hơn) nhưng tôi học rất dở những môn khoa học. Tôi chỉ hứng thú đến ứng dụng của chúng vào thực tiễn kinh doanh. Tôi không có hứng thú lắm khi ngồi nghiên cứu có lý thuyết hay đắm chìm cả ngày trong phòng thí nghiệm và tôi lại thích các hoạt động ngoại khoá ở Đoàn thanh niên và Hội sinh viên. Tôi đi mùa hè xanh, tham gia các hoạt động của Đoàn – Hội, tôi thích chúng đến nỗi tổi từng nhầm tưởng mình sẽ là một chính trị gia. Sau này tôi phát hiện ra rằng chính môi trường Đoàn – Hội đã rèn luyện các kỹ năng mềm cho tôi và tôi từ biết chúng đến vận hành nhuần nhuyễn các kỹ năng này như chính cơ thể mình. Nhưng tôi vẫn chưa tìm thấy niềm đam mê thực sự. Tôi đi làm sales và nhảy việc vài công ty và đến một ngày tôi lên lớp dạy một buổi kỹ năng phỏng vấn. Tôi làm điều này cực tốt mà tôi cũng không hiểu tại sao. Nó diễn ra rất tự nhiên và rất dễ dàng. Tôi bắt đầu tìm hiểu nhóm tâm lý của mình, nó là ENTP, thuộc nhóm có tầm nhìn và tranh luận. Bấy giờ tôi sâu chuỗi các sự kiện trong đời và tôi đã có kết luận như sau:
Tôi có khả năng sử dụng cực tốt bán cầu não phải. Tôi có thể xử lý các tình huống và đưa ra giải pháp rất nhanh. Nó giải thích vì sao tôi thích công nghệ vì công nghệ giúp tôi tạo giải pháp và khi kết quả mỹ mãn tôi cảm thấy rất hưng phấn. Như vậy đến năm 30 tuổi, tôi mới nhận ra điều này. Tuy nhiên không quá trễ để bắt đầu lại. Tôi nhanh chóng startup careerfinder.vn và sau này thành Careerfinder Vietnam Co.,Ltd. Tôi định nghĩa đây là startup công nghệ và ứng dụng công nghệ để giải quyết các khó khăn trong công việc và cuộc sống. Và tôi sẽ “phân phối” sản phẩm giải pháp của mình đến cộng đồng thông qua các khoá học. Thật kỳ lạ là tôi tạo khoá học rất nhanh và giảng chúng cũng chả khó khăn gì. Việc diễn thuyết như một phần cơ thể vậy.
Và giờ bán cầu não phải siêu nhanh của tôi giúp tôi viết một mạch những dòng này và tôi rất mong muốn bạn cũng sẽ thành công như tôi khi tìm ra chính xác mục tiêu và mục đích của bạn.
Làm việc với tất cả niềm đam mê
Khi bạn làm việc với tất cả niềm đam mê, gần như bạn không còn phân biệt giữa làm việc và sống. Ý tôi là các ý tưởng công việc đến với bạn tự nhiên một cách tràn đầy năng lượng nhưng bạn không cảm thấy mệt mỏi hay áp lực gì cả. Chúng như nguồn cảm hứng bất tận và bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi đang làm việc mà mình yêu thích. Tài chính dồi dào sẽ là hệ quả ngọt ngào tất yếu đến với bạn. Bí quyết của các triệu phú đơn giản vậy thôi đó các bạn.
Ghi bàn GOAL và tạo thành bản thành tích ấn tượng
Các kết quả cũng như thành tựu trong quá trình bạn làm việc sẽ đến và hãy cập nhật chúng vào hồ sơ của bạn. Bản thành tích này sẽ giúp bạn thăng tiến trong công ty khi đến lúc hoặc nếu bạn startup như tôi thì sẽ là lợi thế khi bạn cần gọi vốn đầu tư hay tuyển mộ người tài về chung sức với bạn.
Như đã nói, tôi rất thích ứng dụng các giải pháp công nghệ vào giải quyết các vấn đề. Và nếu bạn muốn cập nhật bản thành tích của chỉ trên CV giấy thì hãy sáng tạo hơn nữa đi. Hãy dùng 2 hình thức tuyệt vời sau đây
Web Portfolio
Đây là dạng web thể hiện CV online, nó giống như một CV nhưng nó tương tác với nhà tuyển dụng hiệu quả hơn. Các dự án hay thành tích của bạn dễ dàng dc nhà tuyển dụng xem và đánh giá. Sau một thời gian làm việc, bạn liên tục cập nhật trang portfolio này và bạn sẽ thành một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn có thế mạnh. Chưa hết, bạn có thể cập nhật cả đội nhóm của mình vào để cho thấy sức mạnh từ tài lãnh đạo của bạn cũng như sức mạnh của các cá nhân ưu tú trong nhóm đã đang và sẽ mang lại giá trị cao cho cộng đồng như thế nào.
Tham khảo web portfolio của tôi hongquantl.com và careerfinder.vn/le-thanh-hong-quan-la-ai
Blog chuyên ngành
Chưa hết, trang portfolio chỉ có tác dụng khi bạn gửi link cho nhà tuyển dụng xem. Điều này hạn chế nếu những nhà tuyển dụng tìm năng chưa tìm thấy bạn. Thật uổng phí những cơ hội tốt. Tuy nhiên vẫn có cách. Đó là bạn hãy SEO web của mình lên top Google các từ khoá chuyên ngành lĩnh vực của bạn. Có hai lợi ích. Một là bạn sẽ thống kê có hệ thống kiến thức của mình, từ đó bạn sẽ được xã hội định nghĩa là chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Hai là nhà tuyển dụng khi có nhu cầu sẽ search trên google và tìm thấy bạn nhanh chóng. Họ cũng sẽ nhận thức bạn là chuyên gia và còn ai phù hợp hơn vị trí ngon lành tại công ty của họ hơn bạn đây.
Bạn có thể tham khảo cách tạo trang portfolio và SEO lên top Google các từ khoá chuyên ngành của bạn với khoá học SEO4Sales
Bài trước: Kỹ năng ra quyết định
Bài sau: Lập kế hoạch làm việc mỗi ngày