Being a Qatar Airways Emirates Airlines Cabin Crew
About Lesson

Format thi Emirates Airlines (update 2022)

Chào mừng bạn đến với bài hướng dẫn đầu tiên làm thế nào để trúng tuyển phỏng vấn tiếp viên hàng không Emirates Airlines. Đầu tiên bạn cần biết chân dung của một ứng viên phù hợp sẽ có những yếu tố nào, đó là:

  • A positive attitude and empathy for others (Một thái độ tích cực và sự đồng cảm với người khác)
  • Strong cultural awareness and the ability to adapt to new environments and people (Nhận thức văn hóa mạnh mẽ và khả năng thích ứng với môi trường mới và người dân ở đó)
  • Flexibility and the motivation to manage a demanding work schedule (Tính linh hoạt và động lực để quản lý lịch làm việc khắt khe)
  • Qualities necessary to live up to the mission and values that Emirates holds in high regard – Professional, Empathetic, Progressive, Visionary, Cosmopolitan (Phẩm chất cần thiết để sống theo sứ mệnh và giá trị mà Emirates coi trọng cao – Chuyên nghiệp, Đồng cảm, Cấp tiến, Tầm nhìn xa, Mang tính quốc tế)

Vì vậy Emirates Airlines sẽ lựa chọn các ứng viên thông qua các vòng thi như sau:

Vòng 1: Ứng tuyển online

Đây là bước đầu tiên để bạn ứng tuyển. Bước này nhìn có vẻ đơn giản nhưng thử thách của nó là làm chuẩn ngay từ đầu thì bạn mới được duyệt hồ sơ và có số báo danh.

Quan điểm của hãng là cách bạn làm một việc sẽ là cách bạn làm tất cả. Nghĩa là cách bạn đối xử với CV và việc ứng tuyển online thế nào, chuyên nghiệp hay hời hợt sẽ nói lên bạn có được chọn hay không. Vì thế hãy hết sức kỹ lưỡng trong nước đầu tiên này nhé.

Chi tiết hướng dẫn ứng tuyển online tại đây nhé

Vòng 2: Sơ tuyển

Vòng này giám khảo sẽ chia bạn thành một nhóm 3 người hoặc 5 người. Họ sẽ đưa cho bạn 1 hoặc 2 tấm hình và yêu cầu bạn mô tả tấm hình đó. Có khi họ sẽ yêu cầu cả nhóm thảo luận với nhau trước khi từng người mô tả. Sau khi hoàn tất việc mô tả từng tấm hình họ sẽ yêu cầu từng người trả lời một danh sách câu hỏi liên quan đến tấm hình. Ví dụ tấm hình là một người đang lấy hành lý trên máy bay thì câu hỏi liên quan sẽ là:

  • Bạn thấy gì trong tấm ảnh
  • Người hành khách đi cùng ai
  • Trong số họ ai là người đang gặp sự cố
  • Nếu bạn là tiếp viên hàng không bạn sẽ trợ giúp ai trước
  • Nếu bạn là hành khách thì bạn sẽ yêu cầu gì với tiếp viên hàng không

Kết thúc vòng này ai:

  • Thần thái trả lời tự tin
  • Luôn tươi cười năng lượng tích cực
  • Mô tả hình ảnh ngắn gọn xúc tích đủ tình tiết trong ảnh
  • Thào luận cùng nhau (nếu có)
  • Trả lời các câu hỏi liên quan đến tấm ảnh tốt

Sẽ qua vòng

Trò chơi mô tả hình ảnh dựa trên một lý thuyết rằng nếu bạn nhanh nhạy trong việc nhìn hình kể chuyện, nghĩa là khả năng tưởng tượng của bạn tốt, cũng như khả năng xử lý tình huống của bạn tốt. Chi tiết về lý thuyết này bạn xem hướng dẫn vượt qua sơ tuyển tại đây nhé.

Mẹo để qua vòng này: Bạn cần phải thể hiện năng lượng rất tích cực trong lúc mô tả hình và trả lời câu hỏi bên cạnh giao tiếp tiếp tiếng anh lưu loát

Bạn có thể tải bộ hình để luyện tập tại đây hoặc sử dụng bộ hình trong sách tài liệu bạn mua tại shopee

Vòng 3: Roleplay game

Trò chơi nhập vai. Bạn sẽ làm quản lý của một trạm xe bus. Có 8 khách đến cùng lúc nhưng chỉ có 2 chỗ còn trống. Bạn phải thảo luận với nhóm của bạn (15 người) xem khách nào sẽ là được chọn và ai sẽ bị loại. Giám khảo trò chơi sẽ nhập vào vai 1 trong 6 người không được chọn và thử thách khả năng xử lý vấn đề và thuyết phục của bạn.

Chi tiết hướng dẫn vượt qua Roleplay Game tại đây nhé

Luật chơi như sau:

Bạn sẽ là quản lý: tại sao lại là quản lý, vì để tránh việc bạn nói rằng bạn sẽ gọi cho ai đó cấp trên để hỏi ý kiến. Chẳng có ai để hỏi ý kiến cả, giờ đây bạn có đủ quyền để thực hiện nhiệm vụ. Có thể một vài ứng viên chưa từng làm ở cấp độ quản lý sẽ hơi bối rối với vai trò này. Bạn phải nâng cấp bản thân mình lên thôi, công việc đầy trách nhiệm thì cần người có bản lĩnh.

Bạn sẽ quản lý một nơi cung cấp dịch vụ: có thể là một trạm xe bus, một quán ăn, một khách sạn nhỏ, một quán cafe. Thường thì nó là một nơi cung cấp dịch vụ phổ biến mà chắn chắn rằng bạn đã từng sử dụng qua để tránh việc bạn bối rối vì bạn chưa bao giờ biết đến loại hình dịch vụ đó.

Bạn chỉ còn 2 chỗ ngồi: chỗ ngồi hay xuất ăn, hay phòng phụ thuộc và nơi cung cấp dịch vụ là gì, tại sao lại là 2, vì để giới hạn nguồn lực của bạn.

Có 8 khách đến cùng lúc: đó thường là những người như:

  • Bác sĩ cần đi phẫu thuật gấp tại bệnh viện gần đó
  • Sinh viên cần tham gia một cuộc thi và anh ta đang rất vội và rất ít thời gian
  • Phụ nữ mang thai 7 tháng và chỉ đi dạo
  • Phụ nữ lớn tuổi, thường trên 60 tuổi
  • Một cặp tình nhân đang yêu nhau và đang đi tuần trăng mật
  • Chính trị gia tại địa phương
  • Khách VIP có thẻ thành viên kim cương tại nơi bạn đang làm việc
  • Anh chàng da đen
  • Một người bạn thân của bạn
  • Một ngôi sao, diễn viên, ca sĩ nổi tiếng.

Danh sách khách có thể nhiều hơn 8 nhưng thường thì bạn chỉ được cung cấp danh sách 8 người. Và ai cũng có lý do chính đáng để được phục vụ. Họ không biết rằng cửa hàng hoặc nơi bạn làm việc chỉ còn 2 chỗ.

Thử thách băt đầu:

Đầu tiên, bạn sẽ được xếp vào một vòng tròn ghế có 15 chỗ ngồi, sẽ có 15 ứng viên sẽ tham gia trò chơi này. Sau khi đề thi được phổ biến đến cho tất cả, mọi người trong nhóm sẽ được yêu cầu thảo luận với nhau xem 2 vị khách nào sẽ được chọn và 6 vị khách nào sẽ bị không được phục vụ.

Các bẫy trong vòng này:

  • Trong lúc các bạn đang thảo luận thì giám khảo sẽ đi vòng ngoài và quan sát, họ sẽ bất chợt chỉ ra những người không làm gì cả và mời ra khỏi vòng tròn, bạn đã bị rớt
  • Cũng như vậy, nhưng người gây náo loạn khi giành nói và không cho ứng viên khác nói cũng sẽ bị loại
  • Kết thúc vòng thảo luận, họ sẽ chỉ bất kỳ một người trong vòng trò và yêu cầu bạn đọc tên người đó, nếu bạn không biết tên hoặc không nhớ tên, bạn sẽ bị loại, lý do là làm việc nhóm mà không biết tên nhau.
  • Họ sẽ hỏi cả nhóm xem ai là nhóm trưởng của vòng tròn này, nếu không có nhóm trưởng, khả năng là cả nhóm sẽ bị loại
  • Cả nhóm cũng sẽ bị loại nếu cả nhóm làm việc không hiệu quả (im lặng cả nhóm hoặc náo loạn cả nhóm)
  • Họ sẽ hỏi bạn xem ý kiến của một người trong vòng tròn là gì và hỏi xem bạn có đồng ý với ý kiến đó không, nếu bạn không đồng ý, bạn bị loại vì sau khi làm việc nhóm mà vẫn bất đồng ý kiến
  • Tương tự họ sẽ hỏi ý kiến của cả nhóm và gì hoặc hỏi nhóm trưởng là gì sau đó hỏi ý kiến của bạn, nếu ý kiến bạn khác họ bạn cũng sẽ bị loại vì bạn là nguồn cơn của bất đồng.
  • Nếu hai người trong cùng một nhóm có ý kiến khác với cả nhóm, 2 người đó sẽ bị loại
  • Nếu cả nhóm ai cũng có ý kiến độc lập với nhau, cả nhóm bị loại
  • Nhóm trường trình bày xong, cả nhóm không đồng ý với nhóm trưởng, nhóm trưởng bị loại hoặc cả nhóm bị loại (tất nhiển cả nhóm trưởng cũng chung số phận)

Như vậy sẽ có 3 kiểu bị loại

  • Không làm việc
  • Không nhớ tên
  • Không đồng tình

Tóm lại là hiệu xuất công việckết quả cuối cùng không đạt.

Nào, nghe đến đây chắc không ít bạn hoang mang vì sao lại có sự vô lý như thế. Nghe anh giải thích nhé:

Điều thứ 1: Bạn phải hiểu rằng đây là một trò chơi bên trong một cuộc thi, mà là một trò chơi thì sẽ có luật chơi, bạn vi phạm luật bạn bị loại. Bạn tham gia trò chơi bạn phải tuân thủ luật chơi nhất là trò chơi có tính đồng đội.

Điều thứ 2: Những người tham gia cuộc thi này dù gì cũng có trình độ, cũng giỏi và khi bạn có tài năng, cái tôi cá nhân của bạn (EGO) sẽ cao. Họ, những người tuyển dụng tuyển những người giỏi nhưng biết điều. Họ không cần những người giỏi nhưng cố chứng mình rằng mình là trung tâm vũ trụ và cho phép mình coi thường người khác. Cũng không cần những người giỏi như nhưng quá nhu mì, ba phải, sao cũng được. Còn tất nhiên bạn không có trình độ mà còn thích thể hiện hoặc không thể hiện gì thì bạn sẽ bị loại rồi. Mục đích của trò chơi là tìm ra ứng viên khớp với chân dung tiếp viên hàng không Emirates Airlines nhất có thể.

Điều thứ 3: Họ cần hiệu xuất công việc và kết quả cuối cùng. Vì thế, họ sẽ quan sát cách 15 người giải quyết một vấn đề không có lối thoát (không có đáp án nào thỏa đáng cả). Họ xem cách bạn sẽ hòa nhập chứ không hòa tan, dung hòa chứ không chìm, dẫn dắt chứ không chà đạp, khôn khéo để đạt được mục đích để hiệu quả công việc tốt nhất. Hay nói cách khác, quá trình bạn giải quyết vấn đề, cách bạn tương tác mới giúp bạn qua vòng.

Điều thứ 4: Trong một tập thể phải có nhóm trưởng, dù đó họ chỉ định hay bạn tự phong, hay ai đi chăng nữa nhóm không có nhóm trường như rắn mất đầu.

Điều thứ 5: Bạn có quyền không đồng tình với ý kiến của người khác, nhưng bạn cũng có nghĩa vụ tìm ra tiếng nói chung, chính vì bạn thiếu nghĩa vụ này nên bạn bị loại chứ không phải việc bạn đồng tình hay không đồng tình khiến bạn bị loại.

Điều thứ 6: Chân dung của ứng viên được chọn sẽ là:

  • Target/Purpose: bạn không bị cuốn theo những tình tiết nhỏ nhặt, bạn nhìn thấy đại cục. Mục đích của bạn là qua vòng này và cho giám khảo thấy bạn tập trung vào việc giải quyết vấn đề cho cả nhóm. Bạn vì mục tiêu chung của bạn chính là mục tiêu của nhóm.
  • Rules: bạn nhận thức rõ ràng rằng đây là một trò chơi và trò chơi có luật chơi của nó, luật đầu tiên là nhóm phải có nhóm trưởng hay người điều phối. Nhóm trường là người giúp cho công việc của nhóm trôi chảy chứ không phải là người thể hiện quyền lực rằng mình là nhóm trưởng, mọi người phải nghe bạn.
  • Responsibility: trách nhiệm cao nhất của bạn là giúp cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ, khi nhóm hoàn thành nhiện vụ, nghĩa là bạn hoàn thành nhiệm vụ. Hãy tách bạch giữa việc ai đó rớt và cả nhóm rớt. Bạn có trách nhiệm với cả nhóm chứ không cần có trách nhiệm với 1 cá nhân nào.
  • Interactive: lắng nghe một cách chủ động và tích cực ý kiến của mọi người, ghi nhận và giúp họ nhận ra chúng ta đang trên một con thuyền và chúng ta cần cập bến. Việc bạn không nghe ai cả hoặc nghe như để tranh cãi chỉ giúp con thuyền chìm nhanh nhất có thể.

Bí mật cách giải phần teamwork của trò chơi Rolelay:

  • Khi bắt đầu trò chơi, hãy chuẩn bị sẵn sàng một tờ giấy và một cây viết. Vẽ nhanh trên tờ giấy một vòng tròn tượng trưng cho sơ đồ chỗ ngồi và đánh dấu vị trí ngồi của bạn.
  • Nhanh chóng hỏi tên tiếng Anh của từng người chơi, viết nhanh tên của họ vào tờ giấy. (Như vậy dù bạn có bị hỏi tên thành viên bạn cũng đã biết tên mà không cần nhớ trong đầu).
  • Nhanh chóng thống nhất với cả nhóm rằng chúng ta sẽ chọn ra 2 người được ăn trong danh sách 8 người bằng cách bầu chọn (voting), 15 người sẽ lần lượt đưa ra 2 đáp án của họ và bạn sẽ dùng tờ giấy ban đầu ghi số phiếu của từng người khách. Như vậy sau khi bầu chọn xong, kiểu gì cũng sẽ có hai người khách cao phiếu nhất. Và vì 2 kết quả này do cả nhóm bầu ra và cũng vì ai cũng thống nhất rằng bầu chọn là phương thức hiệu quả và công bằng. Vì thế bạn tránh được những trận cãi vã ứng viên nào cũng tranh nhau bảo vệ ý kiến của mình. Sẽ có một trường hợp có 3 khách (trong danh sách 8 khách) có cùng số phiếu. Lúc này bạn hãy dùng quyền bỏ phiếu của mình để làm chắc chắn có 2 khách có số phiếu cao nhất. Nghĩa là ngay từ đầu bạn bảo cả nhóm đưa ra đáp án nhưng bạn thì không, bạn sẽ chờ đến cuối cùng để đưa đáp án để đảm bảo rằng luôn có 2 người khách có số phiếu cao nhất.
  • Nếu tinh ý bạn sẽ thấy, 2 vị khách là chính trị gia và khách VIP sẽ có khả năng gây khó khăn nhất giám khảo nhập vai. Hãy khéo léo trong lúc bầu chọn và gợi ý lúc mọi người thảo luận rằng hai người khách này nên bị được chọn để ăn, vì như thế lát nữa khi nhập vai, giám khảo không thể làm khó mọi người được. Nhưng nếu không thuyết phục được nhóm cũng không sao đâu và anh sẽ chỉ bạn cách đối phó 2 vị khách khó tính này ở phần sau. Nhưng dù gì trông có vẻ như bạn đang thảo luận với nhóm chứ đâu ngồi yên và bầu chọn đúng không nhỉ.
  • Nếu cả nhóm bị hỏi ai là nhóm trường sẽ có hai trường hợp. Trường hợp 1, ai đó trong nhóm đã được giám khảo chọn làm nhóm trưởng trước. Hãy để người đó trình bày. Trường hợp 2, giám khảo không chọn ai trước đó làm nhóm trưởng thì chỉ đơn giản là bạn hãy nói: thực ra tôi đang tổng hợp ý kiến của mọi người trong nhóm và tôi nghĩ tôi sẽ giúp ích khi trình bày đáp án. Sau đó bạn đưa cho giám khảo thấy tờ giấy mà bạn cầm trên tay. Điều này có nghĩa bạn không hệ tự nhận bạn là nhóm trưởng, bạn chỉ là thư ký để ghi lại những gì mọi người thảo luận, nhưng vô tình bạn chính là nhóm trưởng một cách khéo léo trong trường hợp này.

Sau phần teamwork sẽ là phần nhập vai roleplay, sau đây là cách giải:

  • Nếu bạn là nhóm trưởng, thường bạn sẽ người đầu tiên trình bày. Nếu bạn không phải là nhóm trưởng thì sau khi nhóm trưởng trình bày xong, các thành viên cho nhóm sẽ lần lượt trình bày. Sẽ có một số trường hợp bạn không được trình bày (có thể bạn đã rớt hoặc đậu luôn vòng này lúc bạn đang thảo luận nhóm rồi).
  • Tới lượt bạn trình bày, giám khảo sẽ hỏi, bạn chọn 2 vị khách nào để được phục vụ còn ai sẽ không? Sau đó họ sẽ hỏi cả nhóm hoặc 1 vài thành viên trong nhóm xem có đồng ý với ý kiến của bạn không. Vì đã có bầu chọn từ trước nên đa số mọi người sẽ tán thành (trừ trường hợp ai đó trong nhóm phá bằng cách có ý kiến khác, yên tâm người đó sẽ bị giám khảo xử lý sau). Sau đó, giám khảo sẽ hỏi tại sao bạn lại chọn 2 vị khách đó. Hãy giải thích theo cách của bạn và ngắn gọn. Đừng lo lắng nếu bạn giải thích ngắn gọn vì phần khó nhất không phải ở đây mà là phần sau. Sau đó, họ sẽ chọn 1 trong 6 vị khách không được chọn và nói với bạn rằng bây giờ họ sẽ nhập vai thành vị khách không được chọn và trực tiếp chất vấn bạn. Bạn lưu ý rằng khác với kiểu hỏi truyền thống rằng họ hỏi về một tình huống đã diễn ra và thuật lại cách giải quyết của bạn trong tình huống ấy (bạn là ngôi thứ nhất, giám khảo là ngôi thứ 2, nhân vật trong tình huống là ngôi thứ 3). Roleplay là kiểu hỏi tình huống thực đang diễn ra và bạn và giám khảo là hai nhân vật trực tiếp (bạn là ngôi thứ 1, giám khảo kiêm nhân vật trong tình huống là ngôi thứ 2, không có ngôi thứ 3). Trong kiểu hỏi truyền thống, bạn có thể vô tư tạo ra câu chuyện có lợi cho bản thân bạn và làm nổi bật vai trò cũng như kinh nghiệm của bạn (kiểu hỏi truyền thống này bạn sẽ gặp ở final interview). Nhưng trong kiểu hỏi roleplay, bạn và giám khảo đang trực tiếp xử lý các mâu thuẫn, vì thế bạn rất khó dựng ra những tình tiết có lợi cho bạn. Hay nói cách khác, bạn đang thương thuyết, đàm phán với giám khảo. Bạn không thể sử dụng kỹ thuật kể chuyện như trong final interview mà bạn phải sử dụng kỹ thuật thuyết phục. Thủ thuật thuyết phục như sau:
  • Đầu tiên, bạn sẽ rất dễ bị kích động bởi sự “tấn công ngôn từ” từ giám khảo. Họ sẽ ngay lập tức dồn ép tâm lý lẫn cảm xúc bạn. Họ nhanh chóng chất vấn rằng tại sao họ lại bị từ chối dịch vụ và đưa ra yêu sách được phục vụ ngay lập tức. Trò chơi này khiến bạn ngộp thở vì bạn biết trước kết cục nhưng vẫn phải xử lý tình huống. Nếu bạn cứ hết xin lỗi và xin lỗi rồi giải thích vòng vo tại thế này tại thế kia thì bạn sẽ càng bị giám khảo dí đến khi bạn không nói được gì cả. Trò chơi kết thúc, bạn thua cuộc.
  • Đừng kêu gọi giám khảo bình tĩnh vì họ thực tế đang rất bình tĩnh, họ chỉ đang nhập vai, đóng kịch để làm khó bạn chứ họ đâu có mất bình tĩnh. Cũng đừng cố giải thích dài dòng về nguyên nhân họ không được phục vụ, họ không quan tâm đến nguyên nhân vì họ đang trông chờ giải pháp của bạn mà.
  • Hãy ngay lập tức đứng về phe của họ, hãy cho họ thấy rằng bạn đang ở đây để giúp đỡ họ và họ hoàn toàn không cô độc, hãy cho họ thấy rằng họ không có bất kỳ lý do hay tư cách gì để căng thẳng với bạn cả.
  • Làm động tác kiểm tra hệ thống và xác nhận rằng họ không thể được phục vụ ngay lập tức nhưng có thể chờ một khoảng thời gian ngắn tầm 10 – 15 phút. Tất nhiên, không ai thích chờ đợi cả. Vậy hãy cho họ từ 2 đến 3 lựa chọn. Lựa chọn 1 phải thật bất tiện, lựa chọn 3 phải thật tiện lợi nhưng lại mất tiền rất nhiều tiền, lựa chọn 2 là chọn dung hòa nhất, không mất tiền vừa tiện lợi nhưng chỉ phải chờ 10-15 phút. Bạn phải hiểu rằng đây là trò chơi mở, nghĩa là sau một khoản thời gian thì chỗ ngồi sẽ được tạo thêm, bạn có thể tạo ra chỗ dự phòng, hoặc bất kỳ một lý do gì hợp lý cho việc chờ thêm 10 – 15 phút nữa sẽ có chỗ.
  • Nào, tóm tắt lại là:
    • Bước 1: Ngay lập tức đứng về phe khách hàng, để dập tắt căng thẳng và làm mất tư cách phản kháng
    • Bước 2: kiểm tra hệ thống và đổ lỗi cho hệ thống và xác nhận rằng không thể phục vụ ngay được
    • Bước 3: Xác nhận rằng họ vẫn đang được bạn quan tâm và phục vụ đặc biệt hơn những vị khách còn lại
    • Bước 4: đưa ra 2 – 3 sự lựa chọn trong đó lựa chọn 1 quá bất tiện, lựa chon 3 thì thuận tiện nhưng mất tiền, lựa chọn 2 thuận tiên nhưng chỉ mất 10 – 15 phút
    • Bước 5: hãy chờ sự thông minh của vị khách trỗi dậy và họ sẽ lựa chọn theo sự sáng suốt đã được bạn lập trình đấy.
  • Kết thúc quá trình thuyết phục.

Bí mật của các vai

Tất cả các vai đều có lý do chính đáng để được phục vụ ngay nhưng các vai cũng có yếu điểm để bạn khai thác. Và đó là:

  • Bác sĩ cần đi phẫu thuật gấp tại bệnh viện gần đó -> lựa chọn 2 là phần ăn mang đi (take away)
  • Sinh viên cần tham gia một cuộc thi và anh ta đang rất vội và rất ít thời gian -> lựa chọn 2 là phần ăn mang đi (take away)
  • Phụ nữ mang thai 7 tháng và chỉ đi dạo -> ngồi ngay bằng ghế phụ và lựa chọn 2 là ngồi ghế ưu tiên sau 10 15 phút. Vai này có vấn đề sức khỏe nhưng không nghiêm trọng. Chỉ cần quan tâm sức khỏe ngay lập tức, dùng quyền lợi trước mắt như ngồi ngay ghế phụ, ăn snake và nước ép miễn phí để câu giờ trong khi có ghế chính. Hãy quan tâm và đánh lạc hướng để câu giờ và BÙM, bạn có ghế cho họ.
  • Phụ nữ lớn tuổi, thường trên 60 tuổi -> ngồi ngay bằng ghế phụ và lựa chọn 2 là ngồi ghế ưu tiên sau 10 15 phút. Cũng tương tự cách giải quyết như vai phụ nữ mang thai.
  • Một cặp tình nhân đang yêu nhau và đang đi tuần trăng mật -> họ không thể tách rời, nên để họ chờ cùng nhau bằng cách chỉ cho họ chỗ chụp ảnh check in để câu giờ cho 10 – 15p chờ đợi ghế cặp.
  • Chính trị gia tại địa phương -> vai này luôn thể hiện quyền lực vào lấn át cảm xúc của bạn nhưng cái tôi cá nhân (EGO) lại cao và đây là điểm yếu của họ. Hãy nói theo kiểu trân trọng quyền lực của họ để giảm thiểu tấn công tâm lý. Họ thích tiện lợi và nhanh gọn, tránh lựa chọn nhiều, nên đưa ra 2 lựa chọn thôi, #1: chỗ xấu nhưng ngồi ngay và #2 chỗ đẹp nhưng chờ 10 – 15 phút. Tất nhiên, các nhân vật đặc biệt kiểu này thường thích thể hiện nên lựa chọn 2 dĩ nhiên nằm trong kế hoạch của bạn.
  • Khách VIP có thẻ thành viên kim cương tại nơi bạn đang làm việc -> vai này sẽ tận dụng các ưu đãi và luật lệ của cửa hàng để tấn công bạn chứ không quyền lực chung chung như vai chính trị gia. Điều này sẽ gây khó khăn cho bạn vì bạn cũng chính là quản lý. Nhưng bạn phải nhớ một nguyên tắc, luật la chết – con người là sống. Bạn chính là luật vì thế cùng nguyên tắc như chính trị gia nhưng bạn hãy linh hoạt tạo ra quyền lợi cho VIP trong lựa chon 2 để thuyết phục họ chờ thêm 10 -15 phút. Còn lựa chọn 1 dĩ nhiên là mất rất nhiều tiền để ăn ngay nhưng họ đang có thẻ VIP là để giảm giá thế nên lựa chọn mất tiền sẽ không là lựa chọn của họ. Nhưng hãy cẩn thẩn, đôi khi giám khảo sẽ lật kèo kiểu như họ có tiền và sẵn lòng chi tiền thì bạn phải nhanh chóng chuyển hướng khác cho lựa chọn 1 nhé.
  • Một ngôi sao, diễn viên, ca sĩ nổi tiếng -> vai này cũng kiểu với VIP nhưng sự nổi tiếng khiến vai ngôi sao sẽ thể hiện sự kiêu căng ngạo mạn để đạt được quyền lợi. Vai này khó vì nếu bạn tỏ ra ko biết hoặc không quan tâm đến sự nổi tiếng của họ thì họ sẽ mất mặt và càng làm khó bạn hơn. Thay vào đó, bạn hãy lấy độc trị độc, hãy nói rằng bạn nghe nói những người nổi tiếng đều có cách hành xử lịch sự và khi bạn nâng cao cái tôi cá nhân (EGO) của họ, lòng tự trọng của vai này sẽ trỗi dậy và bạn dễ dàng điều khiển thông qua các lựa chọn.
  • Anh chàng da đen -> vai này thể hiện nạn phân biệt chủng tộc hoặc khác biệt văn hóa, vai này sẽ luôn hoài nghi xem họ có bị đối xử không công bằng hay không. Vì thế bạn chỉ cần xác nhận bạn đứng về phía họ rằng màu da của họ không phải vấn đề và bạn đồng cảm và tôn trọng sự khác biệt của họ. Sau khi đồng cảm, hiển nhiên họ sẽ rất dễ đồng ý với các lựa chọn mà bạn đưa ra.
  • Một người bạn thân của bạn -> vai nay khai thác sự mâu thuẫn trong mối quan hệ cá nhân và công việc. Tất nhiên rồi, họ sẽ khai thác kẻ hở tình bạn để đưa ra yêu sách va bạn cũng dùng chính kẻ hở này để yêu cầu sự giúp đỡ. Hãy khéo léo báo với họ rằng bạn đang gặp rắc rối và bạn cần sự hỗ trợ từ phía họ. Tất nhiên đây là lựa chọn 1, còn lựa chọn 2 sẽ là chờ 10 – 15 phút sẽ đến lượt. Và ai cũng biết lựa chọn 2 là lựa chọn hoàn hảo.

Bạn có thể linh hoạt tăng coupon hay khuyến mãi, nhưng đừng lạm dụng vì giám khảo sẽ thấy bạn phung phí và không có trách nhiệm với việc tiết kiệm cho công ty.

Vòng 4: Final interview

Final interviewl là một vòng thi đặt biệt. Đây là cửa ải gần cuối, nhưng là cửa ải quan trọng nhất vì vượt qua nó bạn gần như trúng tuyển 80% và đặt một chân sang Dubai rồi.

Chi tiết hướng dẫn vượt qua Final Interview tại đây nhé nhé

Thường thì bạn sẽ bắt đầu phỏng vấn final vào ngày hôm sau, sau khi hoàn tất roleplay game. Trước khi phỏng vấn, thường bạn sẽ được yêu cầu kiểm tra tính cách bằng một bài trắc nghiệm online. Điều này sẽ đảm bảo bạn hoàn toàn phù hợp về mặt tính cách và cũng sẽ tạo dữ liệu cá nhân bạn cho giám khảo phỏng vấn bạn ngày hôm sau. Nó giống như trước khi gặp bạn họ đã hoàn toàn hiểu về con người của bạn. Khác với roleplay game, vốn chỉ cung cấp thông tin bạn có kỹ năng phù hợp. Bài kiểm tra tính cách này sẽ giúp giám khảo biết xu hướng tính cách của bạn. Biết bạn thực sự có đảm nhận các nhiệm vụ tiếp viên hàng không hay không vì kỹ năng thì ai cũng có thể làm được một thời gian ngắn. Còn cả quãng thời gian dài thì xu hướng tính cách của bạn mới bộc lộ hết được. Ví dụ bạn là một người hay nổi giận nhưng bạn có thể ráng vượt qua roleplay game, còn vào bài kiểm tra tính cách thì mọi thứ sẽ rõ ràng trước mắt giám khảo. Nhận định thì hiện chỉ có Emirates Airlines áp dụng cách làm này, cho thấy họ rất quan trọng việc tuyển dụng đúng người.

Về cách thức để vượt qua vòng này thì thực sự bạn phải hiểu tính cách của mình có có phương pháp luyện tập để phù hợp trong ngành dịch vụ. Nhưng bạn có thể tham khảo 2 định dạng kiểm tra tính cách phổ biến mà thế giới đang sự dụng là MBTI và DISC. Trong đó DISC là định dạng chính được các chuyên gia tuyển dụng lựa chọn. Về hình thức thì bạn sẽ phải trả lời một bản câu hỏi bằng phần mềm và lựa chọn đáp án A B C D. Sẽ có một số câu lặp lại để chắc chắn rằng bạn trung thực về câu trả lời. Hãy cứ trả lời thật lòng mình. Một số đợt thi thì vòng thi này đã lược bỏ nhưng trên tinh thần của bài học này thì anh vẫn sẽ liệt kê để bạn hiểu.

Sau khi hoàn tất bài kiểm tra tính cách bạn sẽ có 2 giờ để phỏng vấn với giám khảo. Vâng, bạn không nghe nhầm đâu, 2 giờ. Và nói dài nhất thế giới. Ở Việt Nam có thể bạn chỉ phỏng vấn tầm 5-10 phút là đã hết với các hãng nội địa những với Emirates Airlines thì 2 giờ đấy.

Có 10 nhóm câu hỏi xoay quanh 10 chủ đề sau đây:

1. Nhóm câu hỏi giới thiệu bản thân

1.1 Introduce yourself 1.2 Why do you want to be a cabin crew? 1.3 Tell me about your current job? What responsibilities do you have? 1.4 Big change of your life? 1.5 Why do you want to join Emirates Airline? 1.6 Tell me what you know about Dubai 1.7 What did you learn form your job? 1.8 From all of your previous jobs which one was the most challenging and why?

2. Nhóm câu hỏi tình huống phục vụ

2.1 Have you ever had disagreement with a customer? What happened? 2.2 Did you had any difficult situation with a customer? What was the outcome? 2.3 Is there a time where you have dealt with a difficult customer and how did you manage it? 2.4 How you deal with angry customer? 2.5 What is the difficult case with guest?

3. Nhóm câu hỏi nhận thức văn hoá

3.1 What do you learn from cultural diversity? 3.2 How do you adapt yourself to new environment? 3.3 Tell me about a time when you have been culturally sensitive towards a customer or colleagues 3.4 Have you had to show understanding towards a different culture and nationality? 3.5 When you have had to deal with a difficult culture and what did you do? 3.6 Have you traveled? to where? Tell me a difference and compare the culture with yours.

4. Nhóm câu hỏi quản lý công việc hiệu quả

4.1 Tell me about a time that your day hadn’t gone as planned. How did you manage this? 4.2 Have you ever had a deadline at a job that you had to meet, and how did you go about getting it done on time? 4.3 Tell me a time you had difficulty at work and how did you manage it? 4.4 Tell me a time when you had to make a difficult decision? 4.5 Would you say that you can easily deal with high pressure situation? 4.6 Give an example of a time when you coped with a stressful situation. How did it make you feel and how did you deal with it? 4.7 Tell me when you have disappointed thing in life that could not fix and how you handle it?

5. Nhóm câu hỏi teamwork

5.1 Tell me about a time when you had to deal with a co-worker who wasn’t doing his/her fair share of work? What did you do and what was the outcome? 5.2 Tell me about a time you resolved a conflict 5.3 Have you ever had an issue with another employee were you disagreed on something and how did you handle the situation? 5.4 Give a situation when you and your workmates did not agree on your ideas to solve the specific problem? What was the resolution? 5.5 Give me example when you give feedback to your colleagues/ A time when you correct a co-worker? 5.6 Have you ever gone into an argument with your boss because they were not right? What happened and how did you deal with it? 5.7 Tell us about a time when you received a constructive criticism feed back from your boss in one of your previous job 5.8 Tell us the time when you step out of your zone of responsibility to help your colleagues? 5.9 What is the usually thing that you do for your colleagues which is not your task? 5.10 Describe a time when you have gone above and beyond for a colleague or team member. Why?

6. Nhóm câu hỏi teamleader – teamwork

6.1 Give a situation when you had to take the lead role and what was the outcome? 6.2 Tell us a time where someone with more experience at work had to listen to you? 6.3 Tell me about a challenge at work you faced and overcome recently 6.4 Tell me a time where you had to make a decision for your colleagues at work

7. Nhóm teamwork với người lạ

7.1 Tell us a time you were asking for help from someone? 7.2 What do you feel when someone is asking for you help? 7.3 Give a situation when you helped a stranger 7.4 Give an example when you went out of your way to help someone?

8. Nhóm câu hỏi phản ứng với khách hàng

8.1 Have you ever had disagreement with a customer? What happened? 8.2 Did you had any difficult situation with a customer? What was the outcome? 8.3 Is there a time where you have dealt with a difficult customer and how did you manage it? 8.4 How you dealt with angry customer? 8.5 What is the difficult case with guest? 8.6 What is the nicest thing that you do for the guest? 8.7 Tell us the time when you go extra mile to help customers or others. 8.8 Describe a time when you have gone above and beyond for a customer. Why?

9. Nhóm câu hỏi kỹ năng ra quyết định

9.1 What is the flexible things that you do for the guest? 9.2 Is there a time that you had to bend to rules? Did you get into trouble for this? 9.3 Name a time you had to adjust to the rules/ way of doing things at a job to accommodate a customer’s need. 9.4 Tell me about a time when you have broken the rules for a customer. Why?

10. Nhóm câu hỏi phản xạ sáng tạo

10.1 Have you ever paid attention to the details and why pay attention to details is very important for your work? And do you have any examples? Tell me. 10.2 Any strict rules at work or something that you don’t like at work? 10.3 Give an example of something that you improve at work 10.4 Give an example of a time when you had a good idea/ give new ideas in your work?

Chi tiết hướng dẫn vượt qua Final Interview tại đây nhé nhé

Tất nhiên, giám khảo sẽ còn hỏi rât nhiều câu hỏi liên quan đến bạn như về

  • Cuộc sống cá nhân của bạn
  • Cách bạn xử lý các vấn đề trong cuộc sống
  • Cách bạn xử lý các vấn đề trong công việc
  • Dự định tương lại của bạn khi làm việc tại Emirates Airlines
  • Trả lời các thắc mắc của bạn

Đây không hẳn là câu hỏi, mà dạng trao đổi để tìm hiểu bạn. Các câu hỏi tất nhiên sẽ liên quan đến câu trả lời trong bài kiểm tra tính cách trước đó của bạn. Và mọi thứ đã quá rõ ràng trước mặt họ về bạn và khả năng làm việc của bạn. Họ đã câu trả lời ĐẬU hay RỚT. Nhưng họ sẽ cho bạn chờ 1 vài ngày, có khi cả tuần để nhận Golden Call.

Vòng 5: Golden call

Và cuối cùng, khoảnh khắc quan trọng nhất đã đến. Một cuộc gọi từ Dubai sẽ gọi đến số điện thoại bạn đăng ký và thông báo rằng bạn đã trúng tuyển và hướng dẫn quy trình để chuẩn bị xuất cảnh. Để có khoảnh khắc này thì sẽ còn một thử thách nữa. Hồ sơ của bạn vẫn sẽ được xem xét lần cuối cùng với HR. Tỷ lệ rớt ở vòng này rất ít, gần như 90% là bạn đã trúng tuyển rồi nhưng vẫn còn 10% hên xui. Vì trúng tuyển ở final thì người tuyển dụng chỉ ghi một biên bản rằng bạn đã vượt qua các vòng thi. Còn khi về HR họ sẽ xâu chuỗi tất cả hồ sơ của bạn và biên bản đấy trước khi ra quyết định cuối cùng. Rớt ở vòng này chủ yếu do còn điều gì đó chưa ổn ở hồ sơ mà thôi. Nên khâu chuẩn bị hồ sơ ở vòng 1 kỹ thì ở vòng 5 này sẽ khỏe. Nếu có vấn đề trong cuộc gọi Golden Call, họ sẽ hỏi xem vấn đề đó của bạn đã giải quyết chưa. Nếu bạn đã giải quyết được, bạn vẫn đậu, còn nếu không thì bạn vẫn rớt như thường.

Ví dụ, một trường hợp trước đây, học viên của anh được ghi trong biên bản là có vấn đề với rượu. Dù bạn này đã vượt qua được vòng 4 Final Interview, nhưng trong Golden Call bạn này đã được hỏi rằng có phục vụ rượu trên máy bay được không. Do nghe ko rõ câu hỏi, bạn này đã nói không, vì bạn hiểu câu hỏi thành có uống rượu được không. Vì sự hiểu nhầm kể trên mà bạn này bị rớt ở Golden Call một cách ngớ ngẩn. Vì thế trong Golden Call bạn phải thực sự chắc chắn và thống nhât về hồ sơ của mình. Tât nhiên rồi, đến hồ sơ của bạn còn không ổn thì sao người ta dám giao cả máy bay cho bạn được chứ.

Nếu lỡ bạn lỡ cuộc gọi Golden Call thì sao, không sao cả, họ sẽ gọi lại.

Xuất cảnh

Sau Golden Call bạn sẽ nhận Visa và vé máy bay sang Dubai vài ngày sau đó. Việc còn lại bây giờ là chuẩn bị hành lý, tiệc chia tay và sẵn sàng cho một cuộc sống mới. Hello Tomorrow with new horizon!