Làm thế nào để viết CV phù hợp với tiêu chí tuyển dụng Cabin Crew hãng Emirates Airline
Ứng tuyển vào vị trí cabin crew của Emirates Airline luôn là điều khó khăn. Đặc biệt vị trí cabin crew luôn thu hút một lượng lớn ứng viên đăng ký. Sẽ không tốt nếu bạn đánh giá quá cao khả năng của mình, nhưng cũng không tốt nếu bạn bi quan quá về bản thân. Viết CV phù hợp với tiêu chí tuyển dụng Cabin Crew hãng Emirates Airline sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người phỏng vấn. Nhất là khi bạn vào final interview và CV của bạn sẽ được đưa về Headoffice để mổ sẻ và lúc này CV sẽ thay mặt bạn để khẳng định với EK bạn là ứng viên phù hợp. Nên CV là cực kỳ quan trọng.
Trong bài này bạn sẽ biết cách:
- Xác định những giai đoạn quan trọng trong nghềề nghiệp của bạn.
- Làm cho thành tích bạn đã đạt được phù họp với yêu cầu của công việc bạn ứng tuyển.
Tất nhiên, không ai muốn tỏ ra tự phụ, nhưng mỗi khi bạn thể hiện tối đa khả năng của mình, bạn thường có cảm giác mình đang khoe khoang. Ernest Heminhway từng nói : “ Bạn biết đấy, thật vô cùng khó khăn khi phải nói hay viết về những điều tốt đẹp của bản thân. Bởi nếu đó thật sự là những điều tốt, thì chính bạn đã biết nó tốt như thế nào, nhưng khi nói ra miệng, bạn sẽ tự thấy mình không tốt như đã nghĩ.”
Điều quan trọng là nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn thật sự làm được những gì, và nếu bạn tự hạ thấp những khả năng vốn có của bản thân thì chỉ làm cho nhà tuyển dụng đánh giá sai về bạn. Bạn nên nhớ, những ứng viên có đề cập thành tích cá nhân trong CV của mình sẽ có nhiều cơ hội vào danh sách chung tuyển hơn những người chỉ nói đến các trách nhiệm, và bổn phận họ phải làm trong công việc trước đó.
Bốn lỗi thường gặp nhất trong CV của các ứng viên là:
- Quên nhắc tới những thành tích ấn tượng.
- Nghĩ rằng một số thành tích đã đạt được không phù hợp với công việc sắp tới.
- Đánh giá thấp thành tích của chính mình.
- Nhắc đến nhiều chi tiết không liên quan đến công việc sắp tới.
Hãy luôn ghi nhớ: đừng bao giờ quên nhắc tới những ưu điểm của bản thân, nhưng phải biết chọn lọc những chi tiết thật sự thích hợp và cần thiết với công việc bạn đang hướng đến. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn miêu tả bản thân.
Xây dựng tiểu sử bản thân
Nếu bạn muốn viết CV phù hợp với tiêu chí tuyển dụng Cabin Crew hãng Emirates Airline, đầu tiên bạn cần liệt kê tất cả các hoạt động và thành tích đã đạt được trong quá khứ. Bạn chưa cần phải quan tâm thông tin đưa ra có thích hợp hay không. Sau đó, hãy chia cuộc đời bạn thành mốc quan trọng, rồi dựa vào những mẫu có sẵn để bổ sung chi tiết. Tôi gợi ý một số bảng mẫu dưới đây để giúp bạn lọc ra những chi tiết quan trọng theo một trình tự hợp lý
Bảng 6.1: Các giai đoạn trong cuộc đời
Các giai đoạn | Tham khảo |
Trung học | Mẫu 1 |
Trung cấp | Mẫu 1 |
Cao đẳng, đại học | Mẫu 1 |
Sau đại học | Mẫu 1 |
Công việc trong 5 năm đầu tiên đi làm | Mẫu 2 |
Công việc sau 6 năm đi làm | Mẫu 2 |
Các thành tích, phần thưởng đã đạt được, các hoạt động cộng đồng, hoạt động thể thao, sở thích của bạn | Mẫu 3 |
Nếu không có bằng cấp chính quy, bạn nên tham khảo mẫu 2 và 3. Trong từng mẫu, bạn có thể liệt kê:
- Công việc bạn làm trong giai đoạn từ 15 đến 20 tuổi.
- Công việc bạn làm trong giai đoạn từ 20 đến 30 tuổi.
- Công việc bạn làm từ năm 30 tuổi trở đi.
Nếu bạn đi làm hơi muộn so với những người khác, bạn nên tham khảo cả 3 mẫu, nhưng tập trung nhiều vào mẫu 3. Hãy liệt kê các chi tiết:
- Bạn đã làm gì trước khi bắt đầu đi làm?
- Quá trình học thêm của bạn sau đó như thế nào?
- 5 năm làm việc đầu tiên của bạn ra sao?
- Những năm làm việc tiếp theo như thế nào?
Bạn có thể tham khảo mẫu chung dưới đây để chia cuộc đời mình thành các giai đoạn hợp lý:
- Giai đoạn học và làm việc đầu tiên.
- Giai đoạn làm việc sau khi đã học xong.
- Công việc thứ hai như thế nào?
- Công việc gần đây nhất ra sao?
Sau đây là nội dung cụ thể của từng bảng mẫu để bạn tham khảo.
Mẫu 1: Quá trình học tập
STT | Tên trường
( trung học, trung cấp, cao đẳng, đại học) |
Thời gian | Kết quả học tập | Thành tích
( cả trong học tập lẫn trong các lĩnh vực khác) |
1 | ||||
2 | ||||
… |
Mẫu 2: Quá trình làm việc
Tên và địa chỉ nhà tuyển dụng | Công ty A | Thời gian làm việc | 2000 – 2002 |
Lý do thôi việc | Muốn thu thập kinh nghiệm ở lĩnh vực viễn thông | ||
Chức vụ
Chuyên viên PR |
Thời gian
2000- 2001 |
Nhiệm vụ chính
Lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty và triển khai hành động. |
Thành tích
Hoàn thành tốt công việc được giao. Được thường 2 lần. Được cất nhắc lên vị trí trưởng phòng. |
Trưởng phòng PR | 2002 | Lên kế hoạch quảng bá cho công ty. Sắp xếp công việc cho từng nhân viên trong phòng. Quản lý hoạt động chung của phòng. | Tôi là người đầu tiên được thăng chức trưởng phòng trong vòng một năm kể từ khi bắt đầu làm việc, và cũng là người trẻ nhất nắm giữ cương vị này trong lịch sử công ty. |
Tên khoá học | Tổ chức / người hướng dẫn | Thời gian | Những điều tôi đã học được |
Tiếng anh giao tiếp | Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo | 2000 – 2001 | Mở rộng vốn từ vựng, nâng cao sự chính xác trong ngữ pháp và cách phát âm. Nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài. |
Mẫu 3: Cuộc đời bạn
Hoạt động | Thời gian | Việc phải làm | Thành tích | Tác dụng |
Nghề nghiệp | Từ 2000 đến nay | Kế toán công ty cổ phần Ánh Sáng |
Củng cố chức năng phân tích khoản nợ. Giảm thời hạn thu hồi nợ từ…đến… |
Tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm về quản lý tài chính. |
Sở thích | Từ 1998 đến nay | Chăm sóc cây cảnh | Giành giải nhất tại hội chợ cây cảnh Hà Nội năm 2003 |
Rèn luyện tính kien nhẫn.
|
Thể thao | Từ năm 1995 đến nay | Chơi cầu long cho đội tuyển của trường và của địa phương | Đoạt giải đồng đội tại hội thi cầu long các trường trung học toàn thành phố năm | Cải thiện khả năng làm việc theo nhóm. Giảm căng thẳng |
Các hoạt động khác | 2002 | Tham gia ban tổ chức cuộc thi cầu long tại địa phương | Phát triển thêm các kỹ năng về tổ chức công việc. |
Ở mẫu 3 này, hãy chú ý nói đến những hoạt động ngoại khoá bạn đã từng tham gia như: thể thao, các hoạt động xã hội, các khoá học thêm ( ngoại ngữ, vi tính…), các hoạt động từ thiện, sở thích cá nhân…
Hãy sống và làm việc thật tích cực, bạn sẽ có nhiều “ nguyên liệu” để làm cho bản CV của mình sinh động hơn.
Liệt kê thành tích trong mỗi giai đoạn cuộc đời bạn
Một số người rất nhanh quên những thành tích họ đạt được trong quá khứ, và thường hạ thấp những đóng góp của mình trong thành công chung của tập thể. Trong thực tế, có rất nhiều bạn trẻ không ngừng than thở rằng “ tôi chẳng đạt được thành tích gì cả”, trong khi họ giành được những tấm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ loại khá, giỏi. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là vì họ không tự tin vào bản thân. Hãy nhớ, bạn có thể bị sa thải hoặc thất nghiệp trong một thời gian dài, nhưng đừng bao giờ hạ thấp những thành tích mình đã đạt được.
Hãy xem xét thật kỹ các hoạt động bạn đã liệt kê trong mỗi giai đoạn cuộc đời. Hãy suy nghĩ cẩn thận về những thành tích mà đáng lẽ ra bạn đã có thể đạt được.
Người khác sẽ tin bạn có khả năng thành công, chỉ cần bạn sẵn sàng cho thành công đó. Ví dụ như, nhóm làm việc của bạn đưa doanh thu của công ty tăng 20% mỗi năm, bạn nên coi đó là một thành công của cá nhân mình, ngay cả khi bạn không thể nói chính xác bạn đã đóng góp bao nhiêu phần tram vào thành công đó.
Bạn hãy ghi nhớ 2 quy tắc vàng sau đây:
- Bản CV sinh ra là để cho mọi người biết bạn đã làm được những gì.
- Mỗi người đều có những thành công riêng, vấn đề là bạn có muốn thể hiện chúng ra hay không.
Dưới đây là một số ví dụ về sự thành công. Bạn thử xem mình đã đạt được điều gì trong số những điều này:
- Được thăng chức.
- Tăng doanh số bán hàng cho công ty.
- Điều hành một dự án góp phần cải thiện tình hình kinh doanh của công ty.
- Là thành viên của một nhóm bất kỳ.
- Giành một giải thưởng gì đó.
- Đạt kết quả thi cao.
- Có một loại bằng cấp nhất định.
- Giành phần thưởng cho nhân viên xuất sắc nhất trong tháng.
- Giành phần thưởng cho thành tích phục vụ khách hàng.
- Những thành tích khác ngoài công việc: làm từ thiện, được bầu vào một tổ chức nào đó.
- Đạt thành tích trong thể thao.
- Làm việc chuyên cần ( không nghỉ ốm, phép trong 3 năm liên tiếp).
- Tham gia một cuộc thi chạy marathon.
- Giúp đỡ mọi người sơn lại mộ ngôi trường.
- Thiết kế một hệ thống xử lý…
Cuối cùng, hãy nhớ liên tục cập nhật thông tin cho CV của bạn. Đây là việc làm rất cần thiết, vì bạn không biết khi nào bạn sẽ phải nộp CV. Vậy bạn hãy luôn cập nhật thông tin cho bản CV của bạn sẵn sàng dùng khi cần.
Bài trước: 7 câu hỏi giúp bạn hiểu thông tin tuyển dụng của Emirates Airline
Bài sau: Bạn có phải là mẫu người mà Emirates Airline cần cho vị trí Cabin Crew
Đặt câu hỏi riêng tư
Error: Contact form not found.
Bạn có thể đặt câu hỏi tại khu vực bình luận này để giải đáp chung cho mọi người