Cách vận dụng các câu chuyện khi phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline

vietnam-banner

Cách vận dụng các câu chuyện khi phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline

Cách vận dụng các câu chuyện khi phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline như thế nào để thu hút thị giác, thính giác và xúc giác của người phỏng vấn. Một kinh nghiệm khi phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline là ứng viên rất đông nên sau khi thực hiện bài thi nói của mình, người phỏng vấn sẽ chẳng nhớ nổi bất cứ lời nào bạn nói. Họ sẽ chỉ nhớ những gì họ nhìn thấy, nghe thấy, và cảm thấy trong trí tưởng tượng khi nghe bạn nói. Nếu bạn muốn luận điểm của mình được ghi nhớ và có sức ảnh hưởng, bạn cần kết hợp nó với một câu chuyện hoặc một ví dụ liên quan đến hình ảnh. Bạn còn nhớ những bài trước tôi có đề cập đến bài thi mô tả vật trong hình không? Mục đích của những bài thi này là để tìm ra ứng viên biết cách xử lý tình huống và mô tả chính xác những gì mình thấy đến những người khác. Vì thế trong bài thi nói bạn cũng cần vận dụng những kỹ năng trên để tạo ấn tượng cho người phỏng vấn. Hãy nắm rõ ba cơ sở của cách vận dụng các câu chuyện.

Chi tiết tạo nên câu chuyện

Các câu chuyện truyền cảm hứng bởi chúng tạo nên những khung hình trong trí tưởng tượng của người nghe. hãy dùng các chi tiết để khiến cho những khung hình ấy trở nên chân thực trong trí óc người phỏng vấn bạn.

Ví dụ 1: Hôm nay tôi bay đến London để xem trận đấu giữa Arsenal và Manchester United bằng máy bay của Emirates Airline

Ví dụ 2: Hôm nay tôi bay đến Lodon, xứ sở sương mù và bóng đá, để xem trận cầu kinh điển thành London giữa hai đội bóng đây duyên nợ Arsenal và Manchester United. Tôi là fan của Arsenal nên đã chọn hãng hàng không Emirates Airline, hãng mà đã tài trợ rất nhiều cho đội bóng có biệt danh “Pháo thủ thành London” với màu đỏ của logo của hãng và đội bóng yêu thích như màu của sức mạnh và ý chí. Tôi đến London mùa này mù sương với làn sương trắng bao phủ đúng như cái tên gọi của xứ sở này khiến lòng người se lạnh nhưng chả mấy chốc làn sương ấy tan biết với chảo lửa của sân vận động Emirates, sân nhà của Arsenal. Trận cầu mong chờ này của các chú quỷ đỏ thành Manchester đã khiến bầu không khí nóng hơn bao giờ hết với sắc đỏ hừng hực khắp khán đài. Từng đợt tấn công của cả hai đội khiến khán đài dậy sóng với vô vàng âm thanh náo nhiệt quay cuồng cùng từng đường bóng.

Lần mô tả ví dụ thứ 2 cùng về một sự kiện cung cấp cho bạn nhiều chi tiết hơn hẳn. Tất cả những chi tiết này khiến cho câu chuyện trở nên dễ nhớ. Bạn sẽ quên đi các câu từ nhưng bạn sẽ ghi nhớ những khung hình hiện lên trong trí tưởng tượng bạn nhờ những câu từ ấy.

Cach van dung cac cau chuyen khi phong van cabin crew hang Emirates Airline (1) Cach van dung cac cau chuyen khi phong van cabin crew hang Emirates Airline (1) Manchester-United-Arsenal-Wayne-Rooney Cach van dung cac cau chuyen khi phong van cabin crew hang Emirates Airline (3)

Chi tiết là yếu tố quan trọng nhất của bất cứ câu chuyện nào. Hãy kể các câu chuyện và làm giàu chi tiết cho chúng. Nguyên tắc này sẽ giúp bạn thành công trong vòng phỏng vấn. Ai cũng vậy, người nghe thích các câu chuyện. Người ta thích các chi tiết. Và họ cũng rất thích các ứng viên nắm được kỹ thuật này.

Đối thoại

Nếu bạn không sử dụng đối thoại trong khi thuyết trình thi đó chắc hẳn là một bản tin thời sự, một bài báo cao khô khan hay một bài tường thuật chứ không phải một bài thi nói xuất sắc. Đối thoại là một yếu tố tất yếu của bất cứ câu chuyện nào bởi nó tái hiện lại những sự kiện xảy ra trong quá khứ

Ví dụ 3: Cũng từ ví dụ 2, tôi thêm vào đoạn hội thoại sau:”Khi tôi đang trên máy báy của hãng Emirates Airline và đang rất háo hứng chờ đáp để tiến thẳng ra sân vận động thì tôi nghe hai hành khách cùng ngồi cạnh bàn về trận đấu. Thật sự tôi đã rất hào hứng đến mức gọi một ly rượu Champagne. Có vẻ như cô tiếp viên cũng hiểu được tâm trạng của tôi nên đã chúc tôi – “chúc anh có một chuyến đi vui vẻ và hào hứng với trận đấu nhé”. Tôi ngỡ ngàng rằng ra cô tiếp viên xinh đẹp cũng là người Việt Nam và cũng mới trở thành tiếp viên của hãng, Tôi hỏi cô ấy: “Em cũng là người Việt Nam à, em thật giỏi khi là tiếp viên của hãng 5 sao này”. Cô ấy mỉm cười thân thiện đậm chất Việt Nam quê hương miền Nam và nói “Em trúng tuyển vì em cũng thích đội bóng Arsenal và đã kể rất nhiều về đội bóng là niềm tự hào của hãng khi tên hãng là tên của sân vận động”. Thực sự đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và chuyến đi này thật thú vị.

Mọi chuyên gia phỏng vấn rất hay sử dụng đối thoại bởi họ biết rằng đối thoại là một công cụ kỳ diệu khiến việc giao tiếp giữa ứng viên và nhà tuyển
dụng hấp dẫn, chân thực và thực sự dễ nhớ. Chính dễ nhớ khiến ứng viên nổi bật trong rất nhiều ứng viên đăng ký phỏng vấn.

Mỗi câu chuyện đều là một sự kết hợp giữa tường thuật và đối thoại, và mục tiêu của bạn ở địa vị một ứng viên là phải làm sao cho hai phần được cân xứng. Đa số các ứng viên sử dụng quá ít hội thoại và quá nhiều tường thuật trong bài thi nói của mình vì vậy nếu bạn muốn câu chuyện của bạn hấp dẫn và đáng nhớ, hãy tăng số lượng mẫu đối thoại trong câu chuyện ấy lên. Đối thoại chính là thứ biến một bài nói chất lượng chấp nhận được thành một một bài
nói xuất sắc.

Mâu thuẫn

Mâu thuẫn là chướng ngái vật nằm giữa nhân vật và điều mà anh ta muốn đạt được. Mâu thuẫn mang lại sự ly kỳ cho câu chuyện và tạo ra những câu hỏi trong đầu người nghe. Người nghe hứng thú với câu chuyện của bạn bởi họ muốn biết mâu thuẫn đó sẽ được giải quyết ra sao. Cấu trúc của một câu chuyện bao gồm phần giới thiệu mâu thuẫn và cách mâu thuẫn đó được giải quyết. Vì một bài thi nói ngắn hơn nhiều so với một bài thuyết trình có chuẩn bị trước, bạn cần đưa ra mâu thuẫn từ rất sớm, thường là ngay trong một vài câu đầu tiên.

Kể cả khi bạn dùng đối thoại và các chi tiết, người phỏng vấn vẫn có thể cảm thấy chán nghe bạn nói nếu câu chuyện của bạn kể không có mâu thuẫn. Mọi câu chuyện hấp dẫn, giống như một bộ phim Hollywood, đều cần có một mâu thuẫn ở phần mở đầu mà sau đó sẽ được giải quyết mà sau đó sẽ được giải quyết.

Để biến câu chuyện của bạn thành một bộ phim bom tấn, hãy đưa ra mâu thuẫn trong câu chuyện từ rất sớm. Bạn hãy khiến cho mâu thuẫn đó leo thang và một khi người nghe cảm thấy nóng lòng muốn biết nó được giải quyết như thế nào, hãy đẩy nó lên tới đỉnh điểm và cho khán giả thấy cách mâu thuẫn được giải quyết.

Tôi xin nhắc lại những kỹ thuật này nhắm giúp bạn đạt được kỹ năng ứng biến trong tất cả các tình huống của người phỏng vấn đặt ra vì họ luôn muốn thử thách bạn theo rất nhiều cách khác nhau. Cách tốt nhất là bạn phải nắm vững hết các cách để hoàn thành tốt bài thi của mình, mục tiêu quan trọng là gây được ấn tượng và ở lại đến cuối ngày và nhận kết quả vào Final Inteview cũng như trúng tuyển.

Mục tiêu của bạn là cố gắng để thống nhất ba nguyên tố cơ bản của một câu chuyện hoàn hảo. Hãy lưu tâm đến chúng trước khi bạn bước vào phòng thi và bạn sẽ nhận ra những câu chuyện của bạn đã trở nên hấp dẫn đến mức nào. Người phỏng vấn của bạn sẽ nghĩ: “Ồ! Ứng viên này có thể nghĩ ra một câu chuyện xuất sắc để giải quyết tình huống khó nhằng như vậy sau 30 giây chuẩn bị đúng là một ứng viên tiềm năng”

Tóm gọn lại nhé, 3 từ thôi: chi tiết, đối thoại và mâu thuẫn

Thực hành vận dụng các câu chuyện khi phỏng vấn

Các bài tập dưới đây về cách kể chuyển để rèn luyện bạn trở thành một ứng viên tiềm năng, bạn cần làm chủ được kỹ năng kể chuyện. Trong lúc phỏng vấn, bạn phải nghĩ thật nhanh và quyết định xem câu chuyện của bạn sẽ được thể hiện ra sao trong lúc bạn đang kể nó. Cũng như các kỹ năng khác, để làm chủ được kỹ năng kể chuyện ngẫu hứng đòi hỏi bạn phải luyện tập. “Câu chuyện – câu chuyện”, “các danh từ trong túi” và “hoàn thiện một câu chuyện” là những trò chơi tuyệt vời sẽ mài dũa kỹ năng kể chuyện của bạn khi bạn vui vẻ bên bạn bè hay các ứng viên viên cùng thì khác.

Bài 1: Câu chuyện – câu chuyện

Mục tiêu của trò chơi nhằm phát triển kỹ năng nói về bất kỳ chủ đề nào. Người điều hành trò chơi đưa ra bối cảnh cho một câu chuyện. Anh ta sẽ chỉ định một người và người đó sẽ bắt đầu kể về một câu chuyện. Người điều hành sẽ ra hiệu cho một trong số những người chơi khác và anh ta sẽ kể tiếp câu chuyện đó từ đoạn mà người kể trước dứt lời.

Người kể tiếp theo sẽ tiếp tục kể dựa vào những lời cuối cùng của người kể trước và cố gắng để tiếp tục mạch truyện. Mỗi người có nhiều lượt để thêm thắt vào câu chuyện đó. Thường thì người điều hành trò chơi sẽ quyết định lúc nào câu chuyện kết thúc và sẽ chỉ định một trong số những người chơi kể đoạn kết của câu chuyện.

Bài 2: Các danh từ trong túi

Ở bài tập này, người chơi sẽ viết các danh từ trên một mảnh giấy. Các danh từ riêng cũng được chấp nhận. Thực tế các danh từ càng lạ thì trò chơi càng thú vị. Sau đó khi bỏ tất cả các mảnh giấy vào một chiếc túi, một trong số những người chơi sẽ bắt đầu kể một câu chuyện. Sau khi mạch chuyện được hình thành, người điều hành sẽ lấy ra một mảnh giấy từ trong chiếc túi và một người chơi sẽ phải kể một câu chuyện có xuất hiện danh từ được ghi trong mẫu giấy đó.

Ví dụ: “Hôm qua tôi đọc trên mạng thấy Emirates Airline đang tuyển dụng vị trí tiếp viên viên hàng không. Tôi hào hứng xem các quy định và quy trình” Lúc này, người điều hành trò chơi chọn một từ khác trong túi là cây thước. “Tôi sực nhớ hãng này có quy định chiều cao tầm với là 212cm và tôi cũng không biết chắc mình có vượt qua hay không ” Tiếp theo là băng keo dính “May quá trong phòng lại có một cuộn băng keo dính thế là tôi thử vạch trên tường mốc 212cm và cố vượt qua. Thật may mắn tôi đã vượt qua suýt soát.

Trò chơi các “các danh từ trong túi” phát triển khả năng suy nghĩ tức thì và kỹ năng kiến tạo câu chuyện trong khi đang nói. Như vậy bạn thấy đấy, bài tập này khá giống với những gì bạn gặp phải khi thực hiện các bài ứng khẩu trong vòng thi của hãng. Bạn phải kể một câu chuyện ứng biến và trong mỗi vài giây bạn lại quyết định hướng di9 mới của câu chuyện.

Bài 3: Hoàn thiện một câu chuyện

Bài tập này giúp ta phát triển khả năng xây dựng một câu chuyện tưởng tượng với bất cứ bối cảnh nào. Một người chơi sẽ kể một câu chuyện theo bối cảnh mà người điều hành đưa ra.

Ví dụ: Người điều hành: “xin thông báo máy bay đang bay vào vùng thời tiết nhiễu động…..”
Bạn sẽ hoàn tất câu chuyện còn lại theo sự tưởng tượng của bạn. Bạn có thể chơi trò chơi này với một người bạn hoặc một nhóm nhiều người. Hãy nghĩ ra những đoạn mở đầu thú vị và để mặc cho trí tưởng tượng của bạn bay xa. Như một câu của gameshow Thank god you are hear: một là cuộc đời nở hoa, hai là cuộc sống bế tắc. Trong lúc luyện tập, bạn hãy để trí tưởng tượng của mình càng tự do thì nó càng giúp ích cho bạn khi tham gia vòng thi khó nhằng của Emirates Airline.

Bài trước: Ba sườn bài ứng khẩu phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline thành công

Bài sau: Cách đưa ra quan điểm khi trả lời phỏng vấn Cabin Crew hãng Emirates Airline

Đặt câu hỏi riêng tư

Error: Contact form not found.

1 thoughts on “Cách vận dụng các câu chuyện khi phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline

Leave a Reply