Case study Bí quyết tay trắng thành triệu phú – Chương 05 : 4 Mức độ giàu có

Case study Bí quyết tay trắng thành triệu phú

Báo cáo tài chính cá nhân

Bảng cân đối tài chính cá nhân

Bảng thu nhập cá nhân

4 mức độ giàu có

Thanh đo này sẽ đo lường sức khoẻ tài chính của bạn, từ đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và xa hơn để cải thiện sức khoẻ tài chính của mình. Nên nhớ rằng muốn giàu có bạn phải nắm vững nguyên lý của tài chính của đồng tiền và sở hữu những dịch vụ và sản phẩm cung cấp cho phần lớn khách hàng. Bạn phải nằm trong mắc xích chuỗi cung ứng hàng hoá dịch vụ trước khi là mắc xích tiêu thụ.

Mức 1: Vững vàng tài chính

Có tài sản thanh khoản đủ để trang trải mức chi phí hiện tại của bạn trong 6 tháng

Bước 1: Chi phí hàng tháng của tôi là

[table “4” not found /]

Bước 2: Tài sản thanh khoản của tôi là

[table “6” not found /]

Bước 3: Tổng tài sản thanh khoản để có tài chính vững vàng

Như vậy, theo ví dụ tôi bị thâm hụt mất 6 triệu. Tôi cần kiếm thêm thu nhập để có thể vững vàng tài chính.

Bước 4: Tích luỹ

Có hai cách. Một là bạn kiếm việc khác lương cao hơn hoặc thêm việc làm để tăng thu nhập. Tóm lại là thu nhập chủ động. Hai là bạn tạo ra thu nhập thụ động từ các nguồn như bất động sản cho thuê hoặc website. Theo tôi thì không phải ai cũng có bất động sản cho thuê. Nhưng tạo website thì ai cũng làm được. Công nghệ ngày càng hiện đại thì việc tạo một website dễ như dùng facebook. Quan trọng là ý tưởng của bạn, chính ý tưởng mới tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Bên cạnh đó tôi cũng sẽ chỉ bạn tạo những công cụ tích hợp vào website để nó hoạt động gần như tự động: tự động tìm khách hàng, tự động bán hàng, tự động giao hàng, tự động thu tiền và tự động chăm sóc. Như vậy bạn sẽ có 1 tài sản thụ động để liên tục mang lại tiền cho bạn.

Bước 5: Bao nhiêu tháng để có tài chính vững vàng

Số tháng = 6x(chi phí hàng tháng – tài khoản thanh khoản) / tiền để dành hàng tháng

VD: 6 x ( 17.000.000 – 10.000.000 ) / 2.000.000 = 21 tháng

Như vậy bạn sẽ cần gần 2 năm để đạt được mức vững vàng tài chính. Ở đây tôi ví dụ mức chi phí hàng tháng phù hợp với đa số mọi người, tất nhiên để phù hợp với mức lương như ví dụ thì bạn càng phải thắt lưng buộc bụng hơn nữa. Do đó nhu cầu về tài sản thụ động là cần thiết, nếu không muốn nói là bức thiết hơn bao giờ hết.

Bạn nghe rất nhiều về bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế. Hãy bỏ qua những lời tư vấn có cánh của đại lý, bạn có cần bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế không? Thực tế, rủi ro không trừ một ai, và bảo hiểm không thể giúp bạn tránh được rủi ro. Bạn cần có những kỹ năng để tự bảo vệ mình và gia đình và hãy luôn trau dồi những kỹ năng ấy như ăn uống điều độ, không nhậu quá đà, đi đứng cẩn thận…Tuy nhiên nếu lỡ may rủi ro xảy ra như ốm đau bệnh tật, tại nạn…thì tài chính của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức. Mức vững vàng tài chính của bạn dày công gây dựng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là nếu thu nhập của bạn chủ yến đến từ thu nhập chủ động như lương.

Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế thật ra là công cụ tài chính để bù đắp lượng tiền bị hao hụt khi xảy ra rủi ro. Hãy tưởng tượng bạn đóng một khoản tiền nhỏ 10 triệu VNĐ/năm liên tục 10 năm = . Trước sau gì bạn cũng lấy lại toàn bộ số tiền này sau 10 năm, thứ duy nhất bạn mất là trượt giá đồng tiền. Nhưng khi có biến động xảy ra do rủi ro, ngay lập tức bạn được công ty bảo hiểm đền 100 triệu VNĐ để bù đắp lượng tiền do bạn không thể lao động, không có lương.

Lý do bạn từ chối bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế vì đại lý chạy theo doanh số nên thường ép bạn mua mệnh gia bảo hiểm quá cao so với khả năng tài chính của bạn. Hãy nhớ rằng bạn chỉ nên mua bảo hiểm nếu bạn có quỹ dự phòng khẩn cấp đủ cho bạn sống đầy đủ 3 – 6 tháng và mệnh giá bảo hiểm nên bằng hoặc lớn hơn chi phí hàng tháng x số tháng bạn không đi làm. Một đại lý bảo hiểm trung thực và có lương tâm sẽ tư vấn theo sức khoẻ tài chính của bạn. Và bạn chỉ nên chọn mặt gửi vàng những bác sỹ tài chính cá nhân như vậy.

Sau nay khi sức khoẻ tài chính của bạn và gia đình đạt mức 2 trở lên, hãy cân nhắc mua thêm những gói bảo hiểm có mệnh giá lớn hơn và luôn nhớ rằng mệnh giá = tổng tài sản x số tháng bạn ngưng làm việc.

Mức 2: An toàn tài chính

Có tài sản thụ động đủ cho mức sống tối thiểu ( tiền nhà, điện, nước, gas, phương tiện đi lại, ăn uống cho bạn và gia đình, lãi suất các khoản nợ, bảo hiểm nhân thọ và nhà cửa )

Mức độ 3: Tự do tài chính

Có tài sản thụ động đủ cho mức sống trung bình

Mức độ: Dư giả tài chính

Có tài sản thụ động đử cho mức sống cao

Leave a Reply