Các kỹ thuật phỏng vấn tiếp viên hàng không – phần 1

Khóa học tiếp viên hàng không có gì hấp dẫn

Các kỹ thuật phỏng vấn tiếp viên hàng không là gì?

Phỏng vấn tiếp viên hàng không các hãng trong nước đòi hỏi bạn PHẢI có kỹ năng, và kỹ năng CẦN được rèn luyện. Có 6 cấp rèn luyện các kỹ thuật phỏng vấn tiếp viên hàng không:

  • Có mục đích
  • Tập trung cao độ
  • Hành vi xuất sắc
  • Vượt ngưỡng
  • Lặp lại
  • Có thầy hướng dẫn

phỏng vấn tiếp viên hàng không

Giải thích 6 cấp độ

1. Có mục đích

Giám khảo các hãng hàng không, họ đại diện cho nhà tuyển dụng, họ muốn chọn ứng viên phải sẵn sàng, anh khẳng định là phải sẵn sàng để làm việc. Đừng trả lời họ là bạn vào hãng của họ để học hỏi. Họ ghét, cực kỳ ghét kiểu trả lời vậy lắm. Kiểu như trong tình yêu: anh yêu em để anh học hỏi cách yêu. Nếu là bạn bạn cảm thấy như thế nào? Kinh khủng đúng không nào. Vì thế đừng vào học hỏi nhé. Học hỏi kinh nghiệm là quá trình tích lũy tự nhiên, và không cần phải nói ra. Nó làm nhà tuyển dụng cảm nhận bạn chưa sẵn sàng.

Vậy có mục đích là như thế nào? Họ cần bạn trở thành tiếp viên hàng không để làm 2 việc

  • Đảm bảo an toàn bay
  • Phục vụ với đẳng cấp tốt nhất

Vậy các bạn đã có phong cách chuẩn mực chưa? Nếu chưa thì cần phải chuẩn bị thật kỹ nha. Vì cảm nhận ban đầu rất rất rất quan trọng. Phần sau anh sẽ chỉ bạn các kỹ thuật để thể hiện bạn đã sẵn sàng như thế nào, sẵn sàng nghĩa là mục đích của bạn rõ ràng và buổi phỏng vấn sẽ diễn ra suôn sẻ theo đúng ý bạn.

Mục đích của bạn cần thể hiện bạn:

  • Yêu thích công việc này
  • Bạn muốn được làm việc và công hiến lâu dài
  • Sử dụng các kỹ năng trong công việc để mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho hàng khách

Giám khảo thường hỏi bạn, hãng nào cũng hỏi: tại sao bạn muốn làm tiếp viên hàng không hãng chúng tôi. Ý họ còn ẩn là tại sao lại là chúng tôi mà không phải các hãng khác. Thâm sâu nhỉ. Bạn còn cần phải thể hiện chính kiến của mình với 1 hãng. Chính xác là hãng mà bạn đang phỏng vấn. Các đặc điểm nhận dạng thương hiệu của họ phù hợp với bạn như thế nào. Ví dụ Vietnam Airlines thích nữ tiếp viên thanh lịch vì thế nếu bạn thuộc dạng active girls thì Vietjet Air sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên nếu đang thi cho Vietnam Airline thì tốt nhất bạn nên thể hiện sự thanh lich của mình.

2. Tập trung cao độ

phỏng vấn tiếp viên hàng không

Hơn 70% ứng viên anh phỏng vấn đầu vào thể hiện kỹ năng thiếu chuyên nghiệp và ngộ nhận mình chuyên nghiệp nhờ phong cách thời thượng vốn có. Giá như họ thể hiện những giá trị chuyên nghiệp thực sự thông qua việc tập trung cao độ để rèn luyện

Lê Thành Hồng Quân – chuyên gia tuyển dụng Emirates Airline (2016-2018) – nhà sáng lập Careerfinder.vn

Kỹ năng khác kiến thức. Rất khác. Kiến thức là thứ bạn biết, được học hay được trải nghiệm. Còn kỹ năng là những hành động được lặp đi lặp lại nhiều đến mức trở thành thói quen và bản năng. Muốn như vậy bạn phải tập trung cao độ. Bạn phải dũng cảm từ bỏ những thú vui, chúng không cần thiết phải có. Bằng chứng là thiếu chúng bạn cũng có chết đâu. Nhưng chúng cản bạn không còn thời gian thực hành các kỹ năng cần thiết.

Ví dụ tập chào và cảm ơn. Ai cũng biết chào và cảm ơn, thậm chí bạn làm từ bé. Nhưng ai dạy bạn chào và cảm ơn trong chuẩn mực dịch vụ hàng không chưa? Chưa! Và bạn có biết trong lúc phỏng vấn 90% trường hợp bị loại là do không biết chào và cảm ơn. Ứng viên bay vào trả lời một cách cộc lốc. Anh chân thành khuyên bạn rèn luyện từ cái nhỏ nhất.

3. Hành vi xuất sắc

phỏng vấn tiếp viên hàng không

Mọi hành động và lời nói của bạn cần được chỉnh chu tuyệt đối. Đừng trả giá cho sự thành công của bạn thân. Cười cũng phải cười cho đúng. Nụ cười của bạn vừa đủ để người đối diện cảm nhận năng lượng tích cực từ bạn nhưng không quá lớn để bị cho là vô duyên. Cúi gập người chào cũng vậy – riêng các bạn học viên của anh rèn luyện từ 1-2 tuần để đi chuẩn catwalk và cười chuẩn dịch vụ. Và cái khó là khi giám khảo chê bạn, chế nhạo ngoài hình của bạn (đó là thủ thuật của họ) thì bao lâu bạn tự ái. Bạn có tin là sau 5 giây anh khiến 1 bạn ứng viên trở nên tự ái đến mức bỏ về không. Vì thế luyện cười đi bạn ơi. Cười cũng phải xuất sắc.

4. Vượt ngưỡng

Bạn muốn thi đậu các hãng trong nước thì bạn phải đặt chi tiêu mình phù hợp các hãng nước ngoài. Vì sao lại như vậy? Vì chuẩn mưc hàng không Việt Nam là thừa hưởng theo phong cách và thông lệ các hãng quốc tế. Nhưng nhân sự Việt Nam lại rất kém trong hợp tác – thể hiện cao nhất là không chịu thể hiện sự xuất sắc của mình. Lối suy nghĩ này rất nguy hiểm. Bạn chỉ muốn làm khi được giao việc. Chứ không muốn làm hơn mức mong đợi của sếp. Vì bạn tin rằng sếp phải có nghĩa vụ phải thấy và trân trọng năng lực của bạn. Không có đâu bạn ơi, họ chỉ tin dùng người biết vượt hơn ngưỡng hiện tại của mình trong mọi khía cạnh công việc. Họ quan sát bạn khi bạn vào cửa rồi. Hỏi 2 – 3 câu là hiểu con người bạn rồi. Bạn ở ngưỡng bình quân xã hội thì không ăn ai đâu. Điển hình cao nhất là tỷ lệ đậu tiếp viên là 400 lấy 20 (tính các hãng Việt Nam) và 1000 lấy 20 (tính các hãng quốc tế). Nên bạn phải cho họ thấy bạn vượt ngưỡng như thế nào nhé.

5. Lặp lại

Như anh nói lúc nãy. Kỹ năng là lặp lại hàng ngàn lần. Nhưng mỗi lần lặp lại bạn phải trưởng thành hơn, vượt ngưỡng hơn. Ở lớp anh cho mô phỏng phỏng vấn như thật và lặp lại mỗi tuần 1 lần. Gần như bạn thi 4 lần trong tháng. Việc lặp lại này khiến bạn quen với không khí phòng thi và tự tin lên rất nhiều. Ít ra bạn nhận ra được mình sai điều gì và cần sửa gì ngay trong buổi mô phỏng.

6. Bạn cần một người thầy

Thầy ở đây là:

  • Phương pháp đúng
  • Huấn luyện viên có tâm và có tầm
  • Và kiện nhẫn phải thật nhẫn nại để sửa sai cho bạn

Và đó là lớp Cabin Crew Interview – phỏng vấn tiếp viên hàng không

Leave a Reply