Module #12: Teamwork cơ bản

phỏng vấn thử tiếp viên hàng không

Chào mừng các bạn đến với bài học Team-work đầu tiên, nào chúng ta cùng tìm hiểu về những khái niệm căn bản nhất về Team-work.

5 giai đoạn hình thành teamwork:

I. Giai đoạn định hình – Forming :

Các cá nhân rời rạc tham gia vào và hình thành nhóm làm việc. Tập hợp của các cá nhân khác biệt này giống thời kỳ khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội.

Tâm lý thường thấy:

  • Háo hức
  • Kỳ vọng
  • Nghi ngờ
  • Lo âu
  • Bỡ ngỡ
  • Ngại ngùng.

Do nhóm còn mới nên các cá nhân sẽ bị hạn chế bởi những ý kiến riêng của mình và nhìn chung là khép kín. Điều này đặc biệt đúng đối với một thành viên kém quan trọng và quá lo âu.

II. Giai đoạn bão táp – Storming:

Công việc bắt đầu được triển khai một cách chậm chạp, đầy trắc trở. Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau. Các bè phái được hình thành. Mâu thuẫn nảy sinh và thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong các giai đoạn hình thành team-work, ảnh hưởng trực tiếp giao đoạn tiếp theo.

III. Giai đoạn ổn định – Norming:

Các mâu thuẫn và vấn đề đang tồn tại dần được dàn xếp và giải quyết. Các quan hệ đi vào ổn định. Các tiêu chuẩn được hình thành và hoàn thiện. Các cá nhân chấp nhận dần nhau.

Quan hệ bạn bè, đồng đội thực sự hình thành trong giai đoạn này. Sự chân thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn.

Do một tinh thần hợp tác mới hiện hữu, mọi thành viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề này được thảo luận cởi mở bên với toàn bộ nhóm.

Sự tiến bộ lớn nhất là mọi người có thể bắt đầu lắng nghe nhau. Những phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều đó.

IV. Giai đoạn hoạt động – Performing:

Và cuối cùng là giai đoạn hoạt động trôi chảy.

Đây là điểm cao trào, khi nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ thống cho phép trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm.

V. Giai đoạn tan rã – Breaking:

Giai đoạn sau đó, nếu việc duy trì tốt, nhóm tiếp tục thể hiện tốt, nếu không, sẽ đi vào giai đoạn tan rã. Việc kết thúc dự án cũng đưa team-work bước vào giai đoạn này. Giai đoạn này là giai đoạn sớm muộn không thể nào tránh khỏi được và team-work cũng không thể duy trì mãi được.

4 yếu tố sống còn của team-work:

I. Luật lệ – Rules:

Luật lệ hay điều lệ là điều mà khi hình thành team-work cần phải có đầu tiên. Luật lệ này có thể được nêu ra, viết ra bằng văn bảng nhưng cũng có thể tồn tại và được hiểu ngầm giữa các thành viên. Lúc luật lệ được đưa ra thì cũng là lúc team leader được bầu ra để giữ gìn luật lệ và đưa nhóm dần vào hoạt động theo những điều lệ đó.

4 loại leader:

  • A: Leader giỏi về chuyên môn và được lòng thành viên.
  • B: Leader giỏi về chuyên môn nhưng không được lòng thành viên.
  • C: Leader không giỏi về chuyên môn nhưng lại được lòng thành viên.
  • D: Leader không giỏi về chuyên môn mà cũng không được lòng thành viên.

Luật lệ được đưa ra để định hình và giúp nhóm vừa mới hình thành đi vào giai đoạn phát triển chứ không phải luật lệ được dùng để chèn ép thành viên và phá vỡ team-work.

II. Mục đích – Purpose:

Mục đích là cái mà tất cả các thành viên cần có để hình thành được team-work. Tất cả thành viên đều hướng về một mục tiêu chung là điều kiện tiên quyết để team-work ra đời và duy trì cho hết 4 giai đoạn chính.

III. Trách nhiệm – Resposibility:

Cùng nhau hoàn thành một mục đích ban đầu là trách nhiệm của mỗi thành viên. Đây là một trong những chất liên kết mạnh nhất để giữ vững team-work và đưa con thuyền ấy đến với thành công. Nhưng đôi khi các thành viên sẽ quên đi trách nhiệm của bản thân hoặc vô tình chuyển trách nhiệm đó sang cho người khác, khi đó để ổn định lại team-work – các thành viên còn lại phải nhắc nhở lẫn nhau để đảm bảo và giữ vững những thành tựu mà team mình đã đạt được cũng như hướng đến những mục tiêu cao hơn.

Một cây làm chẳng nên non – 3 cây chụm lại nên hòn núi cao

IV. Tương tác – Connection:

Sự tương tác giữa mọi người là điều không thể thiếu trong team-work. Sự tương tác này sẽ được củng cố theo thời gian tỷ lệ thuận với sự thành công của team-work, tương tác càng vững chắc sẽ dẫn đến một kết quả thành công càng vững chắc. Nhưng nếu có xung đột giữa các thành viên thì sẽ là một sự ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả. Giữ được một sự tương tác tốt không phải là điều đơn giản bởi vì nó bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thứ xung quanh – “một giọt nước có thể làm tràn ly“. Lúc này trách nhiệm của các bên và sự lãnh đạo của leader sẽ là mấu chốt để có thể giải quyết được vấn đề.

Nếu thiếu 1 trong 4 tính chất này, team-work lập tức bước vào giai đoạn khó khăn – bão táp và nếu không giải quyết kịp thời thì team-work sẽ nhanh chóng tan rã.

Kỹ năng team-work là một kỹ năng hầu như bạn nào cũng ghi vào CV của mình nhưng thật ra các bạn có biết team-work là gì không? Kỹ năng team-work là như thế nào?. Kỹ năng này là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong ngành dịch vụ và đặc biệt là trong ngành tiếp viên hàng không, do dó các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những bạn ứng viên thành thục kỹ năng này. Thông qua những câu hỏi, trò chơi từ BGK mà lần lượt chọn ra được những bạn ứng viên phù hợp. Vậy họ sẽ kiểm tra bạn như thế nào? Bạn trở nên phù hợp như thế nào? và quan trọng hơn bạn hiểu team-work là như thế nào? bạn có thực sự thành thục kỹ năng này như bạn đã nghĩ chưa? 

Leave a Reply