Ba sườn bài ứng khẩu phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline thành công

vietnam-banner

Ba sườn bài ứng khẩu phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline thành công

Ba sườn bài ứng khẩu phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline thành công sẽ giúp bạn có một chiến lược tốt khi tham gia phần thi nói trong ngày Assessment Day. Kể cả khi bạn vượt qua ngày này thì kỹ thuật ứng khẩu quan trọng này cũng sẽ giúp bạn khi tham gia Final Interview. Nên nhớ rằng để thành thục kỹ thuật này bạn phải tích cực rèn luyện nhé. Vì ngoài một chiến lược trả lời tốt, rất nhiều bất ngờ có thể xảy ra trong một buổi phỏng vấn và bạn sẽ phải ra rất nhiều quyết định chớp nhoáng. Nếu một vài quyết định khi phỏng vấn không được tốt, bạn vẫn xoay ngược tình thế và ghi điểm. Nhưng nếu bạn không có bất kỳ một chiến lược cụ thể nào trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, việc trúng tuyển sẽ gần như là bất khả thi, kể cả khi bạn nắm trong tay rất nhiều kiến thức. Nếu bạn muốn câu trả lời của mình đạt đẳng cấp kinh nghiệm của các tiếp viên hàng không gạo cội, bạn cần vạch ra chiến lược cho bài thi nói của mình.

Nhờ vào việc phân tích các đợt phỏng vấn tiếp viên hàng không của Emirates Airline và Etihad Airway, tôi đã khám phá ra rằng:
– Các bài thi nói hay nhất trong các tình huống do người phỏng vấn đặt ra đều được bắt đầu bằng ba cách tiếp cận.
– Ba chiến lược hiệu quả này được nhắc đến trong seri huấn luyện này và nếu bạn tập luyện nghiêm túc sẽ phát huy tác dụng hiệu quả 99,99% trong mọi lúc.

Những chiến lược này hoàn toàn khác nhau và chúng được sử dụng trong những trường hợp khác nhau, tuy nhiên chúng đều rất cần thiết để bạn vượt qua vòng phỏng vấn đầy thử thách của Emirates Airline.

Kể một câu chuyện

Bạn vẫn nhớ câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ bạn được nghe kể từ hồi còn nhỏ chứ? Hay bạn còn nhớ bất kỳ bài diễn thuyết hay thuyết trình nào từ thời đại học (hay còn đi học) không? Lý do hầu hết chúng ta đều nhớ câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ nhưng không nhớ nổi bài thuyết trình khô khan nằm ở bí mật của cách bộ nhớ của chúng ta vận hành. Người ta ghi nhớ ý nghĩa của những bài học chỉ khi chúng được nhắc đến trong các câu chuyện đã xảy ra với họ hoặc những câu chuyện họ từng được nghe.

Khi ta được nghe kể một câu chuyện, ta có thể mường tượng ra một bãi biển nơi xảy ra câu chuyện đó, nghe thấy các nhân vật nói chuyện và cảm nhận cảm xúc của các nhân vật. Các câu chuyện dễ nhớ đối với bộ não con người bởi chúng khơi dậy cảm xúc và kích hoạt thị giác, thính giác và tâm tư tình cảm.

Nếu bạn đang phỏng vấn và đưa ra một luận điểm có liên kết với một câu chuyện, người phỏng vấn có thể sẽ ghi nhớ bạn và có ấn tượng tốt với bạn. Cho dù các luận điểm của bạn thông minh và thú vị đến mấy, nhưng nếu chúng không được gắn liền với một câu chuyện hay một ví dụ có tính trực quan, người phỏng vấn có thể sẽ quên chúng ngay khi bạn vừa dứt lời.

Cho dù là một câu chuyện không có gì đặc biệt, nhưng được kể lại hay hoặc dài dòng đều có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới người nghe ghi nhớ luận điểm của bạn. Bộ não của chúng ta chỉ ghi nhớ những thông tin liên quan tới các câu chuyện, những ví dụ có tính trực quan hay những trải nghiệm cá nhân.

Sự thật là nhiều ứng viên đã đầu bài nói của mình bằng cách kể một câu chuyện sẽ tỏ ra hiệu quả hơn nhiều so với một ứng viên có kinh nghiệm phỏng vấn nhiều lần mà không sử dụng cách này. Đây chính là quyền năng của những câu chuyện. Nếu bạn ghi nhớ nguyên tắc vàng khi phỏng vấn cho một hãng lớn như Emirates Airline, điều tôi muốn bạn nhớ sẽ là: Hãy kể một cây chuyện và liên kết nó với luận điểm.

Trong ứng khẩu cũng trong lúc phỏng vấn, chiến lược hiệu quả nhất là kể một câu chuyện và đưa ra một luận điểm. Cấu trúc tốt nhất bạn có thể sử dụng khi ứng khẩu khi phỏng vấn là mở bài, kể chuyện và kết luận. Các câu chuyện giúp chúng ta loại bỏ những yếu tố bất ngờ. Câu chuyện bạn kể là việc từng xảy ra trong đời bạn, có thể bạn đã từng kể nó trước đây và trong lúc bạn đang kể nó lúc phỏng vấn, bạn sẽ biết chắc câu nào là câu bạn cần nói tiếp theo. Khi bộ não của bạn được giải phóng khỏi việc cố gắng nghĩ ra câu tiếp theo, bạn có thể tập trung vào việc suy nghĩ về phần kết luận của bài nói.

Chuyển tiếp sang một câu chuyện xảy ra trong đời bạn

Đôi khi bạn có thể trả lời trực tiếp một câu hỏi bằng cách kể một trong những câu chuyện xảy ra trong đời bạn. Ví dụ “Hãy kể cho tôi nghe về chuyến bay đầu tiên của bạn hay lần đâu tiên bạn thấy các tiếp viên hàng không hướng dẫn các bước an toàn trước khi máy bay cất cánh”. Tuy nhiên, bạn sẽ thường xuyên cần đến sự chuyển tiếp để có thể chuyển từ câu hỏi bạn được hỏi sang mộ câu trong những câu chuyện bạn nhớ một cách trơn tru. Kỹ năng chuyển tiếp là nếu bạn nhớ một số câu chuyện nhất định, bạn có thể chuyển tiếp từ bất kỳ câu hỏi nào sang chúng những cụm từ như: “việc này nhắc tôi nhớ đến” hay “Điều quan trọng hôm nay là”. Các chính trị gia thường sử dụng thủ thuật chuyển tiếp. Họ được hỏi nhiều câu khác nhau nhưng với sự trợ giúp của một đoạn chuyển tiếp, họ dễ dàng chuyển sang chủ đề họ muốn nói.

Kiến tạo một câu chuyện hư cấu khi đang nói

Hãy tạo ra một câu chuyện tưởng tượng để hỗ trợ luận điểm của bạn. Không hề có bất cứ giới hạn nào cản trở sự sáng tạo của bạn cả. Bạn có thể nói: “Thử tưởng tượng” hoặc “Giả sử…” và thả mình theo sự tưởng tượng. Cách tiếp cận này được sử dụng trong một số bài nói của tiếp viên khi họ kể lại với tôi. Hãy thử xem. Nó rất hiệu quả và thú vị!

Chẳng hạn, bài nói của bạn có thể bắt đầu rằng: “Tôi chưa từng thi tiếp viên hàng không, nhưng tôi hình dung rằng…” Hãy cho người phỏng vấn bạn biết rằng, trí tưởng tượng của bạn đã bay xa và kể một câu chuyện ly kỳ. Bạn không nhất thiết phải kể một câu chuyện có thật.

Đây là kỹ năng mà các người phỏng vấn bạn phát hiện bạn có phải là ứng viên tiềm năng cho vị trí tiếp viên hàng không hay không. Vì bạn có cách ứng biến tốt thì khi gặp một tình huống phục vụ hay tình huống khẩn cấp trên máy bay bạn đều ứng biến và giải quyết theo quy trình của hãng cho từng hành khách. Nói cách khác, bạn đang chứng mình bạn là người có khả năng xử lý tốt các tình huống. Người phỏng vấn sẽ phát hiện và đánh giá cao bạn qua những câu chuyện và luận điểm và chọn bạn trong danh sách của họ.

Hai sườn bài ứng khẩu phỏng vấn rất hữu ích khác

PEEP

PEEP (Point, Explanation, Example and Point) là một cách tiếp cận rất đơn giản mà hiệu quả. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nghĩ ra câu chuyện cho câu trả lời, bạn có thể vận dụng phương pháp này. Hãy sử dụng cách này khi bạn cần đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình.

Point (luận điểm): Đưa ra một luận điểm ở phần mở đầu của bài phát biểu.

Explanation (giải thích): Đưa ra những lý do khiến bạn đi đến luận điểm ấy ở phần giữa của bài nói.

Example (dẫn chứng): sử dụng ví dụ minh hoạ để bảo vệ những ý kiến bạn đưa ra trước đó. Sử dụng những cụm từ như “ví dụ như” hoặc “thử tưởng tượng”. Người phỏng vấn sẽ thấy câu trả lời của bạn chân thực và dễ nhớ khi bạn nói về những trải nghiệm cá nhân.

Point (luận điểm): Nhắc lại luận điểm của bạn một lần nữa. Kết nối phần kết luận với phần mở đầu.

Như vậy, chữ “P” đầu và chữ “P” cuối đóng vai trò mở bài và kết luận. Phần giải thích và dẫn chứng cấu tạo nên phần thân bài của bài nói. Dẫn chứng giúp cho ý kiến của bạn chân thực và dễ hiểu với người nghe bởi vì, cũng giống như một câu chuyện, nó kích hoạt các giác quan của khán giả trong sự tưởng tượng của họ. Cách tiếp cận này được rất nhiều diễn giả ứng khẩu sử dụng vì nó dễ áp dụng.

Vị trí, hành động, lợi ích

Vị trí, hành động, lợi ích là một cách tiếp cận rất hữu ích khi bạn báo cáo kết quả thảo luận nhóm của bạn hay trình bày kết quả teamwork (một phần trong phần thi tuyển Cabin Crew hãng Emirates Airline). Khi bạn chỉ có đúng 5 phút hoặc ít hơn để trình bày bài nói cho người phỏng vấn, đây là cách tiếp cận doanh nghiệp bởi vì nó phù hợp với môi trường doanh nghiệp, nơi việc kể chuyện không phải lúc nào cũng phù hợp và quyết định thì cần được đưa ra nhanh chóng. Có thể câu trả lời của bạn không được ghi nhớ nhiều nhưng nó cho phép người nghe đưa ra những quyết định sáng suốt và nhanh chóng.

Tất nhiên khi bạn khéo léo thì quyết định của người phỏng vấn sẽ có lợi cho bạn.

Ví dụ: khi bạn được hỏi “chúng ta có nên cho phép khách hàng thay đổi chỗ ngồi hay đáp ứng một yêu cầu từ hành khách nhưng trái với quy định của hãng không? Hay bạn có nên từ chối thẳng thừng các yêu cầu của hành khách khi họ đã phản ánh lên cấp trên của bạn không?

Vị trí: Khẳng định vị trí của bạn đối với câu hỏi.
Hành động: nêu ra về lợi ích đến từ vị trí của bạn

Nếu bạn trả lời một câu hỏi bằng cách áp dụng cách tiếp cận vị trí, hành động, lợi ích, người phỏng vấn của bạn sẽ có thể có tất cả thông tin cần thiết để ra quyết định.

Khi bạn thuần thục cách này, bạn đã chứng minh cho người phỏng vấn rằng bạn có tố chất của tiếp viên hàng không tương lai của Emirates Airline khi tuân thủ và thuần thục các nguyên tắc và chuẩn mực của cabin crew.

Chúc bạn thành công!

Bài trước: Kết cấu của bài ứng khẩu phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline

Bài sau: Cách vận dụng các câu chuyện khi phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline

Đặt câu hỏi riêng tư

Error: Contact form not found.

2 thoughts on “Ba sườn bài ứng khẩu phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline thành công

  1. Pingback: Cách vận dụng các câu chuyện khi phỏng vấn cabin crew hãng Emirates Airline

Leave a Reply